Vĩnh Phúc: Sông Lô “oằn mình” trước “đại nạn” khai thác cát
- Pháp luật
- 01:17 - 08/05/2016
- Công an Đồng Nai nhận sai khi bắt giam người tố cáo cát tặc
- Đắk Lắk: Dân khốn khổ với vấn nạn “cát tặc”
- Ai bảo kê cho cát tặc hoành hành?
- Chấn chỉnh hoạt động khai thác cát "phá nát" sông Mã
- Thanh Hóa: Khai thác cát kiểu “hủy diệt” Sông Mã
- Khai thác cát, sỏi trái phép có thể bị xử lý hình sự
- Phù Ninh-Phú Thọ: Dân mất đất canh tác vì dự án khai thác cát
"Vòi bạch tuộc" xé ruột lòng sông
Theo phản ánh của người dân, Sông Lô đoạn chảy qua xã Đô Nhân có tổng chiều dài chưa đến 4,8 km nhưng có tận 6 công ty được UBND tỉnh Vĩnh Phúc cấp phép khai thác cát sỏi. Kéo theo hoạt động khai thác là hàng chục chiếc tàu hút công suất lớn, hằng ngày thi nhau vươn những chiếc “vòi bạch tuộc” tận đến đáy “xé ruột” lòng sông. Sự lộng hành của nạn "cát tặc” đã dẫn đến việc hàng trăm hecta đất nông nghiệp màu mỡ ven Sông Lô bị sạt lở nghiêm trọng.
Sông Lô lịch sử vẫn đang oằn mình với nạn khai thác cát.
Ghi nhận của phóng viên ở khu vực này cho thấy, mặc dù giữa ban ngày nhưng hàng chục chiếc tàu hút cát vẫn hoạt động hết công suất, khiến cả một đoạn sông tiếng máy nổ vang trời. Ngoài những chiếc tàu khai thác cát ở giữa lòng sông còn có những chiếc tàu cuốc đang cắm thẳng vào chân bờ sông để khai thác. Việc khai thác cát sỏi bừa bãi, không đúng quy định đã khiến hai bên bờ sông, nhiều điểm bị sạt lở nghiêm trọng, tạo ra những thành vách dựng đứng.
Phản ảnh thông tin tới phóng viên, nhiều người dân địa phương tỏ ra bức xúc cho biết, tình trạng sạt lở như trên đã kéo dài nhiều tháng nay, diện tích bị sạt lở dọc bờ sông đã lấn sâu vào đất canh tác từ 20 - 30m, có chỗ sạt lở mạnh thì đến 40 - 50 mét, thời điểm cách đây khoảng một tháng trên dòng sông này có tới hàng chục con tàu thi nhau hút cát, bên cạnh đó là hàng chục tàu trở cát xếp hàng đợi nhau để được lấy cát”.
Bất bình vì diện tích canh tác bị thu hẹp do nạn cát tặc, nhiều người dân nơi đây đã gửi đơn lên các cơ quan ban, ngành, tuy nhiên vẫn chưa được giải quyết. Bà Ái, trú tại xã Đôn Nhân cho biết, nhà bà có hơn một sào đất nay đã mất đi phần nửa rồi. "Nồi cơm của gia đình chúng tôi trôi theo doanh nghiệp, theo cát mà đi hết rồi. Chúng tôi đã rất nhiều lần gửi đơn đề nghị lên các cấp chính quyền ở địa phương, nhưng đều bặt vô âm tín, các ông ngồi trên là công bộc của dân mà có thèm để ý đến chúng tôi sống chết ra sao?”-bà Ái đắng cay.
Cũng chung cảnh ngộ có đất nông nghiệp đang bị "trôi" theo dòng sông do hậu quả khai thác cát để lại, bà Lan cũng ở xã Đôn Nhân tỏ ra bức xúc hơn: “Gia đình chúng tôi, chỉ có 1 sào ruộng và ít đất bãi ven sông nhưng cát tặc đã hút cả chân ruộng rồi, giờ không biết lấy gì mà canh tác mưu sinh đây. Các chủ tàu cát phá dòng sông, bán được nhiều cát ngày càng giàu lên, còn dân nghèo mất ruộng như chúng tôi ngày càng nghèo đói. Cúng tôi kêu lên chính quyền thì chính quyền thờ ơ, dân nghèo chúng tôi biết sống sao đây”?
Được biết, sau nhiều lần báo cáo lên chính quyền địa phương nhưng không được cơ quan chức năng giải quyết, quá bức xúc trước tình trạng “cát tặc” vẫn ngang nhiên hành hoành nhiều người dân đã tổ chức thu giữ một chiếc thuyền sắt dùng để di chuyển của những người hút cát, sau đó đã bàn giao lại cho công an huyện Sông Lô. Hiện tại trong nhà văn hóa của thôn vẫn còn giữ hai chiếc Mỏ Neo của tàu Cát nhưng chưa có đơn vị nào đứng ra nhận.
Theo tìm hiểu của phóng viên, báo cáo mới nhất số 62/BC-UBND ngày 18/03/2016 của UBND xã Đôn Nhân gửi lên UBND huyện Sông Lô và các cơ quan nêu rõ, tại thời điểm ngày 26/02/2016 tổng sạt lở đất canh tác và kè Áp Trúc đến thời điểm hiện tại trong đó đất canh tác là 202 mét, kè Áp Trúc bị sạt lở 62 mét, điểm sạt lợ rộng nhất là gần 10 mét.
Cấp phép vô tội vạ, trăm nạn đổ đầu dân
Trước tình trạng khai thác cát vô tội vạ dẫn đến hậu quả nghiêm trọng trên, phóng viên đã có buổi làm việc với ông Nguyễn Đức Thịnh PCT UBND xã Đôn Nhân, ông Thịnh cho biết: “Việc sạt lở bãi bồi ven sông Lô đang ngày càng trở nên nghiêm trọng, nguyên nhân của sự việc này là do các đơn vị khai thác cát, sỏi dưới lòng sông, nhưng rất khó để xử lý vì hầu như các đơn vị doanh nghiệp khai thác cát trên địa bàn đều được cấp phép”.
Được biết, tại quyết định số 2240/QĐ-UBND ngày 11/08/2010 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc đã phê duyệt dự án cấp phép khai thác khoáng sản, cát sỏi lòng Sông Lô cho Công ty Cổ phần Xây dựng Bắc Ái.
Tại quyết định số 1597/QĐ-UBND ngày 08/07/2011 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục phê duyệt và cấp phép khai thác khoáng sản, cát sỏi lòng Sông Lô cho Công ty Cổ phần khai thác và chế biến Lâm Khoáng Sản Hoàng Phát.
Đến ngày 12/11/2014 tại quyết định số 3320/QĐ-UBND, UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc phê duyệt dự án và cấp phép khai thác khoáng sản (cát xây dựng) thu hồi khoáng sản dự án: nạo vét, duy tu luồng đường thủy nội địa trên lòng sông Lô đoạn từ km 20+00 – km 30+00 cho Công ty TNHH Xây dựng phát triển hạ tầng Vân Nội.
Tiếp đến ngày 27/04/2015 UBND tỉnh Vĩnh Phúc tiếp tục cấp giấy phép số 1051/GP-UBND phê duyệt, cấp phép cho Công ty TNHH Vận tải và Xây dựng Vĩnh Phúc khai thác cát, sỏi trên dòng sông lô làm vật liệu xây dựng.
Tại giấy phép số 2449/GP-UBNĐ ngày 10/09/2015 của UBND tỉnh Vĩnh phúc cho phép công ty cổ phần khoáng sản Đông Dương AVA khai thác cát sỏi trên lòng Sông Lô làm vật liệu xây dựng.
Còn tại giấy phép số 2741/GP-UBND, ngày 07/10/2015 của UBND tỉnh Vĩnh Phúc về việc cho phép công ty cổ phần xây dựng và đầu tư Phúc Lợi Hà Nội khai thác cát, sỏi trên lòng Sông Lô địa phận qua xã Đôn Nhân.
Cũng theo thông tin từ ông Thịnh, mặc dù được cấp phép của cơ quan chức năng nhưng các Công ty khai thác cát, sỏi, vật liệu xây dựng không tuân thủ đúng giấy phép, chưa đặt phao và cắm mốc chỉ giới, khai thác sai địa điểm được cấp phép, có nhiều đơn vị khai thác chồng lấn lên nhau, cộng thêm tình trạng một số tàu, thuyền khai thác không rõ của đơn vị nào nên dẫn đến sạt lở.
Phải chăng hơn 200m đất canh tác ven sông bị sạt lỡ là do UBND Tỉnh Vĩnh Phúc cấp phép vô tội vạ?
Phải chăng hơn 200m đất canh tác ven sông bị sạt lỡ là do UBND Tỉnh Vĩnh Phúc cấp phép vô tội vạ?Bên cạnh đó ông Thịnh cũng nhấn mạnh: “Nhà nước đầu tư nhiều tỷ đồng để xây dựng kè chống sạt lở. Tuy nhiên do tình trạng khai thác khoáng sản quá mức đã có hiện tượng sụt lún chân kè, nhiều đoạn thân kè cũng bị nứt vỡ, đe dọa nghiêm trọng đến hành lang, và an toàn thoát lũ ven sông, cũng như tính mạng và tài sản của bà con nhân dân trên địa bàn”.
Trong lúc những người dân đang mang “đội đơn” đi đòi công bằng khắp nơi, thì trên Sông Lô hàng ngày, hàng giờ những “gàu” cát vẫn đang được các doanh nghiệp khai thác múc lên bán thu lợi. Lòng sông bị “rút ruột” kéo theo cuộc sống người dân hai bên bờ đang bị đe dọa nghiêm trọng.
Trước tình trạng trên đề nghị UBND Huyện Sông Lô, UBND Tỉnh Vĩnh Phúc và các cơ quan chức năng có thẩm quyền sớm vào cuộc xử lý dứt điểm vụ việc.
Phải xử lý nghiêm cán bộ dung túng, bao che "cát tặc" Hoạt động khai thác trái phép cát, sỏi lòng sông ở nhiều địa phương hiện nay vẫn diễn biến phức tạp (Báo Lao động và Xã hội (thuviensuckhoe.org) đã có nhiều loạt bài phản ánh). Xung quanh vấn đề này, ông Lại Hồng Thanh, Phó Tổng cục trưởng Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam (Bộ Tài nguyên và Môi trường) mới đây khi trao đổi với báo chí cho biết: Thực hiện chỉ đạo của Chính phủ, Bộ TN-MT đã giao Tổng cục Địa chất và Khoáng sản Việt Nam chủ trì, xây dựng kế hoạch kiểm tra công tác lập quy hoạch, cấp phép thăm dò, khai thác cát sỏi lòng sông tại một số địa phương có tài nguyên cát dồi dào và việc thu hồi cát từ các dự án nạo vét, khơi thông luồng lạch. Dự kiến, việc kiểm tra sẽ được triển khai vào cuối quý II-2016 và sẽ tổng hợp, báo cáo Thủ tướng Chính phủ và đề xuất các giải pháp nhằm tăng cường công tác này trong quý III-2016. Ông Thanh cũng nghi ngại, tại một số địa phương, có tình trạng xử lý chưa nghiêm đối với cán bộ, công chức, nhất là lãnh đạo chính quyền địa phương cấp cơ sở có hành vi bao che, dung túng để hoạt động khai thác cát trái phép, xây dựng bến bãi tập kết cát trái phép diễn ra mà không xử lý hoặc để diễn ra kéo dài. |