Tái hiện tinh hoa văn hóa bản địa đón xuân Nhâm Dần
- Văn hóa - Giải trí
- 12:53 - 02/02/2022
Phụng dựng lễ dựng nêu độc đáo của các dân tộc
Theo quan niệm dân gian của người Việt, cây nêu giúp xua đuổi ma quỷ, những điều không may của năm cũ, mang đến sự may mắn, tốt đẹp cho năm mới an lành, bình yên. Trước mỗi dịp lễ hội lớn, đặc biệt Tết nguyên đán, lễ dựng nêu hay còn gọi là lễ thướng tiêu là nghi thức không thể thiếu. Cây nêu có thể được dựng chung tại trung tâm văn hóa cộng đồng, hoặc có thể dựng trước sân của mỗi gia đình. Nhưng dù được dựng ở đâu, hình ảnh cây nêu vươn mình đón nắng chính là tinh thần, sức sống mới, năng lượng mới đang trỗi dậy trong lòng mỗi người dân Việt khi mùa xuân sang
Cây nêu trong cộng đồng các dân tộc Việt Nam đa dạng, phong phú, tùy thuộc vào từng địa phương, từng dân tộc. Cây nêu của người Kinh thường làm từ tre, trúc, nứa, luồng… có chiều cao khoảng 5-6m, tỉa cành, chỉ để lại phần ngọn và treo cờ hiệu, những vật linh thiêng theo tín ngưỡng, phong tục từng vùng miền. Vào khoảng 23 tháng Chạp hàng năm, nêu được dựng để chuẩn bị đón Tết nguyên đán. Nhưng với nhiều cộng đồng dân tộc như: Ê-đê, J’rai, M’Nông, Mường… cây nêu thường được làm bằng gỗ mềm, chạm khắc, trang trí những hoa văn trang trí độc đáo và được dựng trước mỗi dịp lễ hội quan trọng của cộng đồng như lễ hội mùa màng, lễ phát rẫy…
Anh Lê Quang Họa đến từ tỉnh Đắk Nông chia sẻ: “Tôi sinh ra, lớn lên ở Tây Nguyên nhưng lần đầu tiên biết quê hương mình có những văn hóa vô cùng độc đáo, phong phú. Khi tham dự Lễ dựng nêu tại Bảo tàng Thế giới Cà phê tôi mới biết, chỉ riêng cộng đồng Ê-đê, họa tiết hoa văn được trang trí trên cây nêu biểu trưng cho những nghi thức tâm linh khác nhau như: lễ cúng sức khỏe, lễ cúng nhà mới,…”.
“Bảo tàng Thế giới Cà phê đã phụng dựng, giới thiệu hàng chục cây nêu của các cộng đồng dân tộc khác nhau trên địa bàn tỉnh Đắk Lắk, tạo thành một quần thể văn hóa đa dạng, phong phú, giúp du khách có thể tìm hiểu những tinh hoa văn hóa bản địa một cách tập trung, sáng tạo. Với lễ dựng nêu độc đáo của các dân tộc tại đây, ý nghĩa nhân văn của các cây nêu vượt ra khỏi các quan niệm trong văn hóa dân gian của từng cộng đồng riêng lẻ. Khi tham dự chương trình, được nghe giới thiệu về từng cây nêu của từng dân tộc, tôi nghĩ về trách nhiệm, tinh thần đoàn kết để cùng nhau xây dựng một cộng đồng chung phát triển bền vững, thịnh thượng hơn” – bà Lê A, du khách từ TP.HCM
Sau hơn 3 năm mở cửa hoạt động, Bảo tàng Thế giới Cà phê - Bảo tàng của tương lai – Nơi hội tụ 3 văn minh cà phê đã trở thành trung tâm phát triển văn hóa, nghệ thuật cà phê của Việt Nam. Với định vị Sống – Mở - Tương tác, nơi đây đã tổ chức hàng trăm hoạt động, sự kiện văn hóa hàng năm, thu hút hàng triệu lượt khách tham dự và nhận được những ý kiến đánh giá cao của các chuyên gia văn hóa, giới chuyên môn.
Nhằm phát huy các giá trị văn hóa bản địa cùng với tinh hoa văn hóa thế giới, chào đón Tết cổ truyền dân tộc, Bảo tàng Thế giới Cà phê tổ chức chương trình “Tái hiện tinh hoa văn hóa bản địa: Hội thi ủ rượu cần và Lễ dựng nêu đón xuân Nhâm Dần”. Với Hội thi Ủ rượu cần thường niên diễn ra lần thứ 4 cùng với Lễ dựng nêu lần đầu tiên được tổ chức, chương trình sẽ giúp cộng đồng cũng như khách du lịch tới Buôn Ma Thuột, Đắk Lắk hiểu hơn về các giá trị tinh hoa văn hóa bản địa của 54 dân tộc anh em.
Du lịch vòng quanh thế giới tại thủ phủ cà phê cà phê toàn cầu
Là bảo của tương lai, nơi hội tụ 3 nền văn minh cà phê duy nhất trên thế giới, Bảo tàng Thế giới Cà phê là điểm đến du khách tới Buôn Ma Thuột có thể “du lịch vòng quanh thế giới” trải nghiệm văn hóa của nhiều quốc gia khác nhau thông qua lịch sử phát triển của cà phê
Với văn minh cà phê Ottoman, du khách được trải nghiệm nghệ thuật, văn hóa đời sống của các quốc gia vùng trung đông, thế giới hồi giáo điển hình như Thổ Nhĩ Kỳ, Ethiopia…; hoặc du hành qua trời Âu tìm hiểu các ứng dụng khoa học kỹ thuật từ thời kỳ khai sáng với nền văn minh cà phê Roman; hoặc tìm về phong thái sống, ý nghĩa văn hóa phương Đông với nền văn minh cà phê Thiền. Ngoài các hoạt động văn hóa bản địa khi tới Bảo tàng Thế giới Cà phê, du khách còn được trải nghiệm nhiều hoạt động thú vị như cưỡi ngựa Ả Rập, bắn cung, nghệ thuật tắm rừng… theo văn hóa đời sống của từng nền văn minh.
“Thật thú vị khi lần đầu tiên tôi biết lựu là loại cây có nguồn gốc từ vùng Trung Đông, là một loại trái cây được tôn sùng trong đời sống người Ottoman xa xưa. Trong tiếng Thổ Nhĩ Kỳ, quả lựu được coi là biểu tượng của sự thịnh vượng và dồi dào. Trong thế giới Hồi giáo, cây lựu được cho là một phần của Vườn Địa đàng và loại quả này được nhắc đến ba lần trong Kinh Qur'an. Đây chính là cách giúp du khách, cộng đồng những người yêu và đam mê cà phê có thể tìm hiểu trải nghiệm tinh hoa văn hóa thế giới ngay tại Việt Nam.” – Bạn Trần Dương, du khách từ Đà Nẵng chia sẻ.
Các chương trình trải nghiệm theo 3 văn minh cà phê Thiền – Roman – Ottoman được coi là điểm nhấn của năm 2022 dành cho du khách khi tới thủ phủ cà phê Buôn Ma Thuột. Để có thể tham gia trải nghiệm các chương trình tham quan độc đáo – khác biệt theo 3 văn minh cà phê: Thiền – Roman – Ottoman.