Sự vươn lên diệu kỳ của cô cử nhân khiếm thị
- Dược liệu
- 20:38 - 24/12/2016
- Chàng kĩ sư bỏ phố về quê dệt tình yêu cùng cô gái tật nguyền
- Món quà đặc biệt người chồng Anh tặng cô vợ tật nguyền
- Số phận nghiệt ngã của cô gái tật nguyền bị khách làng chơi sát hại
- Cô gái tật nguyền “cháy” hết mình cùng đam mê hội họa
- Điều ước của chàng trai tật nguyền
- Nghị lực sống và viết của một nhà thơ tật nguyền
- Ngôi nhà hy vọng của trẻ em tật nguyền
Sau tốt nghiệp, cô làm thông dịch viên trong một công ty nước Nhật về ngành sản xuất gỗ. Cứ ngỡ rằng tương lai sẽ rộng mở,nhưng nào ngờ cái ngày định mệnh ấy đã đến, đó là một buổi chiều cuối tuần bác sĩ đã phát hiện ra khối u nơi bán cầu não trái. Và từ đó, cuộc đời Thể Hạnh bước vào những năm tháng gập ghềnh. Đó cũng là thời điểm Thể Hạnh sắp lên xe hoa theo chồng, thì bệnh tật đã đến như một cơn ác mộng. Liên tục ròng rã trải qua ba lần phẫu thuật, 27 xạ trị với biết bao đau đớn. Sau ca phẫu thuật lần đầu, Hạnh vẫn ngỡ rằng mình sẽ lại khỏe mạnh bình thường, và mơ đến ngày khoác chiếc áo cưới. Nhưng rồi những cơn đau đầu cứ hành hạ từng đêm. Ca phẫu thuật lần thứ hai, vẫn không đẩy lùi nỗi ám ảnh kinh khủng ấy.
Hạnh vươn lên lập nhiều chiến tích
Lần thứ ba, lên bàn mổ đã mang lại sự sống, chấm dứt những cơn đau kéo dài, nhưng cũng là lúc Hạnh ngậm ngùi chia tay với ánh sáng, trở thành người khuyết tật nặng khi hai chân không đi lại được, hai tay yếu đến nỗi không cầm được bát đũa để ăn, một bên tai trái hoàn toàn vô cảm,chỉ còn lại thính lực không trọn vẹn của tai phải, chưa hết, giọng nói lưu loát của một thông dịch viên ngày nào chỉ còn là đống tro tàn dĩ vãng vì cơ miệng bị lệch hẳn sang phía phải, phát âm cũng theo đó bị biến dạng, mối tình đầy kỳ vọng cũng kết thúc. Nỗi đau thể xác, cộng với nỗi đau tinh thần làm cô ngạt thở. Đôi khi yếu lòng đã từng trộm nghĩ, chết là lối thoát ra khỏi nghịch cảnh. Nhưng khi lý trí trở về, Hạnh vẫn tin, lạc quan và nghị lực sẽ chiến thắng tất cả. Rồi, chhính tình thương bao la của gia đình đã cho cô sức mạnh đứng lên đương đầu với bệnh tật. Rồi chẳng biết tự bao giờ, những bài tập nhẹ nhàng, đơn giản, đã giúp Hạnh có thể ngồi dậy, tự cầm bát đũa để ăn, tự cầm ly để uống. Bình thường lắm, đơn giản lắm, song lại là niềm vui không bạc tiền nào có thể so sánh được.
Ngày bác sỹ quyết định tháo ống hỗ trợ tiêu hóa là ngày tôi vui mừng khôn xiết, điều ấy không chỉ là kết quả khả quang ngoài mong đợi, mà đó còn là bước đệm đầu tiên thêm niềm tin suốt quá trình luyện tập. Sau khi tiếp nhận ca phẫu thuật cuối cùng và trở thành “đứa bé” tuổi 30, mỗi buổi chiều ba đưa Hạnh đến sân trường tiểu học gần nhà để luyện tập. Những âm thanh thân thương năm nào trở lại, lời cô giáo giảng cùng tiếng đánh vần lảnh lót của các em dường như làm cuộc sống vui hơn và rồi tôi lập bập đọc theo lũ trẻ. Cứ như vậy, Hạnh nói mỗi lúc một rõ, và phần nào thuận lợi hơn trong sinh hoạt hằng ngày. Khi học sinh tan trường cũng là lúc không gian trở nên vắng lặng, chỉ hàng liễu rũ khẽ xôn xao, và tiếng chim chiều ríu rít gọi nhau về tổ, lúc đó ba đỡ cô ra khỏi xe lăn chập chững những bước đi giữa đời… Ngày tháng trôi qua, đúng như câu nói mọi sự cố gắng đều mang lại kết quả tốt, Hạnh có thể tự đứng lên và vịn tường để di chuyển. Một mùa xuân nữa lại đến, mái tóc ba đã thêm nhiều sợi bạc, vầng tráng mẹ đã thêm nhiều nếp nhăn, dẫu biết rằng thời gian hững hờ trôi, nhưng Hạnh vẫn đều đặn mỗi ngày luyện tập chỉ với ước mơ nhỏ bé là có thể tự mình phục vụ cho mình những sinh hoạt tối thiểu và tiếp tục cống hiến. Sau gần 1 năm, khi sức khỏe có những tín hiệu đáng mừng, Hạnh đã tham gia vào Hội người mù tỉnh Lâm Đồng và chính môi trường này là nguồn động lực để viết tiếp những trang thơ vẫn còn đang dang dở.
Hạnh luôn trong trạng thái quyết không gục ngã
Thể Hạnh nhận ra nhiều số phận kém may mắn hơn mình, và bản thân tự nhủ sẽ vận dụng kiến thức đã dày công khổ luyện truyền đạt lại cho các em. Dù biết rằng, con đường đang đi đầy chông gai, cách trở, song suy nghĩ dẫu tàn nhưng không phế đã thôi thúc bản thân tiếp tục cố gắng. Và cô đã tập trung học vi tính để thu hẹp quạng trời đến gần với ước mơ. Với kiến thức nền của mình cộng với sự vươn lên kỳ diệu, Hạnh đã trở thành giáo viên chủ lực dạy học miễn phí ở trung tâm khiếm thính tỉnh Lâm Đồng.