CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 06:12

Ninh Bình: Ưu đãi, chăm sóc người có công là đền ơn, đáp nghĩa

Lễ trao tặng Bằng khen cho các cá nhân, tập thể nhận thành tích xuất sắc trong công tác năm 2017.

 

Quan tâm chăm sóc người có công

Được biết, Ninh Bình là tỉnh có điều kiện kinh tế xã hội còn nhiều khó khăn, một số huyện tỷ lệ đói nghèo còn cao, nhiệm vụ trọng tâm của ngành là tập trung GQVL cho người lao động, đào tạo nghề, XĐGN, giải quyết chính sách bảo trợ xã hội, phòng chống TNXH, từng bước nâng cao đời sống của đối tượng chính sách và nhân dân trong tỉnh. Trong những năm qua, ngành LĐ-TB&XH Quảng Bình đã vượt qua mọi khó khăn, với tinh thần đổi mới, đoàn kết nhất trí, không ngừng học tập nâng cao trình độ chuyên môn nghiệp vụ, tập thể CBVC toàn ngành  đã phấn đấu hoàn thành tốt nhiệm vụ chính trị được giao, nhất là việc thực hiện chế độ chính sách đối với NCC với cách mạng với phương châm “Nhanh chóng, kịp thời, chi đủ, chi đúng”. Cùng với tổ chức thực hiện đầy đủ, kịp thời chế độ trợ cấp ưu đãi đối với NCC với nước, trong những năm qua, công tác chăm lo hỗ trợ, giúp đỡ NCC vươn lên trong cuộc sống được các cấp ủy Đảng, chính quyền các cấp ở Quảng Bình thường xuyên quan tâm triển khai thực hiện và đã đạt được kết quả tích cực. Là địa phương có đông đối tượng chính sách, tuy điều kiện kinh tế của tỉnh còn nhiều khó khăn, nhưng Quảng Bình luôn dành một phần kinh phí thỏa đáng để thực hiện chính sách cho NCC, đặc biệt trong việc hỗ trợ xây dựng nhà tình nghĩa; nâng cấp sửa chữa nhà ở cho NCC khó khăn về nhà ở. Tỉnh cũng đã quan tâm, dành nguồn kinh phí bố trí đầu tư nâng cấp Trung tâm điều dưỡng NCC và các trung tâm bảo trợ xã hội trên địa bàn. Phát huy truyền thống nhân ái, thủy chung “uống nước nhớ nguồn”, địa phương đã xây dựng và vận động khá tốt Quỹ Đền ơn đáp nghĩa, góp phần vào việc chăm sóc, phụng dưỡng Mẹ VNAH, thương binh, bệnh binh nặng, NCC và gia đình NCC hoàn cảnh khó khăn. Bằng nhiều hình thức, tỉnh quan tâm và ưu tiên hỗ trợ các gia đình NCC có nhu cầu vay vốn ưu đãi từ Ngân hàng chính sách Xã hội để phát triển sản xuất kinh doanh, tạo việc làm, nâng cao thu nhập và vươn lên thoát nghèo.

 

 

 Trong công tác NCC, Ninh Bình đã tham mưu, chỉ đạo thực hiện tốt các hoạt động nhân kỷ niệm 70 năm ngày thương binh, liệt sĩ, đảm bảo chi trả đúng, đủ, kịp thời cho các đối tượng, giải quyết các chính sách kịp thời không để tồn đọng, kéo dài. Hiện nay Ninh Bình có 98,12% hộ gia đình, chính sách NCC có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình của dân cư nơi cư trú. 100% xã phường làm tốt công tác NCC, xây dựng, tu sửa nghĩa trang đảm bảo khang trang, sạch sẽ… Tỉnh Ninh Bình đã tập trung xác nhận đối tượng và giải quyết chính sách đối với trên 13.064 lượt đối tượng được hưởng chế độ ưu đãi (Trong đó: thẩm định 20 hồ sơ đề nghị phong tặng danh hiệu Bà mẹ VNAH (đã có quyết định phong tặng 12 mẹ VNAH), đề nghị công nhận 9 liệt sỹ, giới thiệu đi giám định 208 người và giải quyết chế độ cho 61 người HĐKC bị nhiễm CĐHH, trợ cấp cho 76 người theo QĐ số 62/TTg, 6.612 người theo Quyết định số 24/QĐ-TTg; điều chỉnh và truy thu trợ cấp đối với 2.043 người HĐKC bị nhiễm CĐHH theo Thông thư số 22/2016/TT-BLĐTBXH...); Duy trì thực hiện chính sách ưu đãi cho 24.528 lượt đối tượng hưởng trợ cấp hàng tháng, trên 2.800 đối tượng hưởng ưu đãi trong GD-ĐT, trên 35.000 đối tượng hưởng ưu đãi BHYT do Ngân sách TW cấp và trên 50.000 đối tượng hưởng ưu đại BHYT do Ngân sách địa phương cấp; Đề nghị cấp lại 428 Bằng Tổ quốc ghi công, kiểm tra, rà soát hồ sơ và thông báo 404 trường hợp đề nghị cấp mới Bằng Tổ quốc ghi công theo Thông tư số 16/2014/TT-BLĐTBXH để các địa phương tổ chức xác minh thông tin về Liệt sỹ. Do thực hiện tốt việc xác nhận đối tượng và giải quyết chính sách Người có công, đến nay Ninh Bình không có hồ sơ tồn đọng theo quy định tại Quyết định số 408/QĐ-LĐTBXH….

Thực hiện tốt mọi nhiệm vụ

Năm 2017, ngành LĐ-TB&XH Ninh Bình đã tích cực tham mưu giúp UBND tỉnh Ninh Bình xây dựng và ban hành nhiều chính sách quan trọng, đảm bảo thực hiện hiệu quả công tác an sinh xã hội, đặc biệt là Nghị quyết số 28 ngày 6/7 về Quy định chính sách hỗ trợ đào tạo nghề trình độ trung cấp, cao đẳng đến năm 2020; Nghị quyết số 24 ngày 6/7 về Phê duyệt Đề án xuất khẩu lao động.

 

 

Trong năm 2017 Ninh Bình đã tuyển sinh và đào tạo nghề mới 17.100 lao động, nâng tổng số lao động qua đào tạo nghề lên 46%, tạo việc làm mới cho 20.000 lao động, trong đó có 1.000 người đi xuất khẩu lao động. Các hoạt động kết nối cung - cầu lao động; thu thập, cập nhật, thông tin thị trường lao động để chia sẻ, cung cấp kịp thời thông tin về thị trường lao động trên địa bàn tỉnh được triển khai mạnh mẽ, các hoạt động của Sàn giao dịch việc làm và các phiên giao dịch định kỳ hàng tháng, tạo điều kiện thuận lợi để doanh nghiệp và người lao động tiếp cận thị trường lao động nhất là nhóm người lao động đang hưởng trợ cấp thất nghiệp để họ sớm quay lại thị trường lao động. Trong năm, Trung tâm Dịch vụ việc làm đã tư vấn về việc làm, học nghề, chính sách, pháp luật lao động cho 15.447 lượt lao động; giới thiệu việc làm cho 1.101 lượt người trong đó có 661 người được tuyển dụng trực tiếp tại tiếp tại Sàn giao dịch, 307 lượt người lao động thất nghiệp được giới thiệu việc làm quay lại thị trường lao động, 133 lao động được giới thiệu đi làm việc tại nước ngoài. Kịp thời giải quyết chính sách bảo hiểm thất nghiệp cho người lao động, trong năm tiếp nhận 3.302 hồ sơ đề nghị hưởng trợ cấp thất nghiệp, thẩm định và ra quyết định cho 3.205 hồ sơ đủ điều kiện hưởng trợ cấp thất nghiệp hàng tháng với tổng số tiền chi trả trên 33,382 tỷ đồng. Hiện nay, toàn tỉnh Ninh Bình có 65 doanh nghiệp sử dụng người lao động nước ngoài với tổng số lao động 442 người. Trong năm đã thẩm định cấp mới giấy phép lao động cho 186 người, cấp lại giấy phép lao động 101 người, xác nhận cho lao động không thuộc diện cấp giấy phép lao động 51 người; thẩm định nhu cầu sử dụng lao động nước ngoài tại 81 doanh nghiệp...

Công tác giảm nghèo, đã tham mưu triển khai đồng bộ với nhiều giải pháp hiệu quả tạo điều kiện để đại bộ phận hộ nghèo cải thiện đời sống vươn lên thoát nghèo: Triển khai chính sách Bảo hiểm y tế đối với hộ nghèo tiếp cận đa chiều giai đoạn 2016-2020; tổ chức 7 hội nghị đối thoại trực tiếp với gần 1.000 hộ nghèo nhằm phổ biến, giải đáp chính sách giảm nghèo; tập huấn nghiệp vụ về công tác giảm nghèo cho 534 cán bộ phụ trách công tác giảm nghèo các cấp, đại diện cộng đồng các xã đặc biệt khó khăn diện đầu tư Chương trình 135; Ngân hàng CSXH triển khai 10 chương trình tín dụng ưu đãi liên quan đến giảm nghèo với tổng doanh số cho vay ước đạt 500 tỷ đồng, cho 21.215 lượt hộ vay; 3.640 lượt học sinh nghèo được miễn giảm học phí, đóng góp với kinh phí 1,476 tỷ đồng; trên 76 ngàn lượt hộ nghèo, hộ chính sách xã hội được hỗ trợ tiền điện với tổng kinh phí 14,121 tỷ đồng; có 216.497 người thuộc hộ nghèo, hộ cận nghèo, người dân tộc thiểu số, người dân vùng đặc biệt khó khăn, người thuộc hộ gia đình nông, lâm, ngư nghiệp có mức sống trung bình thẻ được cấp thẻ BHYT với tổng kinh phí trên 57,4 tỷ đồng. Với nỗ lực, vào cuộc của các cấp, các ngành và địa phương trong tỉnh, tỷ lệ hộ nghèo Ninh Bình giảm xuống còn 4,52% (giảm 1,25% so với năm 2016), tỷ lệ hộ cận nghèo giảm còn 6,10%

“Quyết liệt – nhất quán – trọng tâm – hiệu quả”

Những thành qủa đạt được trong những năm qua, không chỉ là sự cố gắng vượt bậc của toàn CBVC ngành LĐTB&XH Ninh Bình mà còn là niềm tự hào của toàn ngành đã góp phần tác động mạnh mẽ đến  đời sống của các đối tượng chính sách, NCC, góp phần bảo đảm công bằng xã hội. Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Ninh Bình Lâm Xuân Phương cho biết: “Phát huy truyền thống của ngành trong những năm qua, nhân dịp Tết Nguyên Đán Mậu Tuất 2018, Ngành đã tham mưu cho UBND tỉnh triển khai nhiều hoạt động thăm và tặng quà cho gia đình và thân nhân người có công. Với những việc làm, những món quà tuy không lớn nhưng có ý nghĩa rất lớn, động viên tinh thần, tạo thêm niềm tin cho các gia đình chính sách, góp phần tạo thêm động lực, giúp vơi đi những khó khăn trong cuộc sống, người có công, gia đình chính sách có một cái Tết đầm ấm hơn. Với phương châm: “Ưu đãi, chăm sóc người có công là đền ơn, đáp nghĩa”.

“Trước mắt, để thực hiện sự chỉ đạo của Trung ương và của tỉnh về việc chăm lo tết cho nhân dân trong dịp tết Nguyên đán này, ngành LĐ-TB&XH Ninh Bình phối kết hợp với các ban, ngành chức năng, các huyện, thị, thành phố triển khai thực hiện nghiêm túc và có hiệu quả kế hoạch thăm hỏi, tặng quà cho các đối tượng chính sách, đối tượng BTXH. Để thực hiện tốt mọi nhiệm vụ của năm 2018, toàn ngành tiếp tục củng cố, phát triển khối đoàn kết nội bộ, không ngừng nghiên cứu, đổi mới phương pháp, cách thức chỉ đạo, điều hành theo hướng “Quyết liệt – Nhất quán – Trọng tâm – Hiệu quả”  lấy tiêu chí về sự hài lòng của người dân trong tiếp cận, thụ hưởng các chính sách về NCC và ASXH là một trong những mục tiêu quan trọng để toàn ngành nỗ lực, phấn đấu” – ông Phương nhấn mạnh.

 Được biết, tại Hội nghị tổng kết ngành LĐ-TB&XH Ninh Bình năm 2017, có 3 cá nhân được nhận Bằng khen của Thủ tướng Chính phủ; 03 tập thể được nhận Cờ thi đua xuất sắc của UBND tỉnh; 3 tập thể được UBND tỉnh tặng danh hiệu “Tập thể lao động xuất sắc”; 10 tập thể và 24 cá nhân được nhận Bằng khen của Bộ LĐ-TB&XH và UBND tỉnh Ninh Bình.

Tiếp tục phát huy truyền thống đã đạt được, năm 2018, Ngành LĐTBXH Ninh Bình tiếp tục tham mưu thực hiện tốt chính sách an sinh xã hội, thực hiện kịp thời, hiệu quả các chương trình, chính sách đối với người nghèo, đối tượng yếu thế như: trợ cấp xã hội, nhà ở, bảo hiểm y tế, giáo dục, tín dụng, hỗ trợ sản xuất, phát triển ngành nghề; huy động sự đóng góp nhiều hơn nữa của các tầng lớp nhân dân để cùng chung tay chăm lo, chia sẻ, tri ân với NCC với cách mạng... đảm bảo 100% hộ gia đình chính sách, NCC có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống bình quân của người dân nơi cư trú, giúp những NCC và thân nhân họ vơi đi nỗi đau thương, mất mát, ổn định cuộc sống và góp phần vào sự phát triển của quê hương Ninh Bình ngày càng giàu đẹp, văn minh.

THU HƯƠNG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh