Khám phá Đà Lạt thứ hai của miền Trung
- Văn hóa - Giải trí
- 00:30 - 18/06/2016
- Thúc đẩy du lịch trong khối ASEAN
- Vì sao du lịch Việt Nam khó đuổi kịp các nước đứng đầu
- Đà Nẵng quảng bá kích cầu du lịch
- 12 điểm đến hấp dẫn không thể bỏ qua khi du lịch Đà Lạt
- Những quyết định đầu tiên của Đà Nẵng sau vụ chìm tàu du lịch
- Khám phá thú vị về cương dương
- Khám phá vẻ đẹp tự nhiên giữa núi rừng
- Khám phá đất phương Nam
Điểm du lịch Hòn Bà nằm giữa hai xã Khánh Phú, huyện Khánh Vĩnh và xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà, cách thành phố Nha Trang chưa đầy 70 km về phía Tây Nam. Hòn Bà cao 1578m so với mặt nước biển, đến được Hòn Bà từ Nha Trang thì mất hơn 2 tiếng, con đường từ chân núi lên đỉnh núi quanh co uốn lượn. Nhiều người ví Hòn Bà như một tuyệt tác của tự nhiên hình thành nên mà không cần có thêm sự tô vẽ nào của con người. Nhiều khách du lịch đến từ TP.Hồ Chí Minh cho biết; tất cả cảnh quan ở đây đều rất độc đáo. Thiên nhiên trong lành, hệ thống sinh quyển đa dạng, các quần thể thực vật cũng rất phong phú. Ở Hòn Bà còn tồn tại nhiều loại thực vật và các loại cỏ cây quý hiếm chỉ có trong sách đỏ của Việt Nam.
Không gian hấp dẫn và khí hậu mát dịu ở Hòn Bà
Hòn Bà nằm ở vị trí cao nên khí hậu nơi đây mát mẻ quanh năm nên được vì như Đà Lạt của miền Trung vậy. Ở đây có nhiều thời điểm mây cuộn quanh các đỉnh núi càng khiến cho khung cảnh Hòn Bà trở nên độc đáo, hấp dẫn. Nhà thơ Nguyễn Như Mây, người từng nhiều lần ngao du lên đỉnh Hòn Bà để chụp ảnh về những đụn mây cho biết: "Mấy năm trước thôi, năm nào tôi cũng lên đó săn ảnh về mây cả. Có những thời điểm, mây cứ cuộn tròn ôm ấp quanh các ngọn núi trập trùng. Nhìn cứ như một bức tranh tuyệt diệu vậy. Đã đến đó nhiều lần rồi nhưng lần nào tôi cũng có cảm giác và những cảm giác thú vị khác nhau". Nhiều bạn bè của nhà thơ Nguyễn Như Mây khi đi phượt dọc miền Trung, cũng muốn được lên Hòn Bà cho bằng được.
Suối mát trong ở Hòn Bà
Cũng bởi được sự ưu ái của thời tiết và độ ẩm cao, nên ở đây có khoảng 255 loài, trong đó có 59 loài quý hiếm, gần đây người ta phát hiện có Chà vá chân đen và Vượn bạc, đây là 2 loài nằm trong sách đỏ cần phải bảo tồn. Khách đến đây thám hiểm sẽ được tìm hiểu và rõ hơn các thông tin về những loại động, thực vật quý hiểm này. Đồng thời biết thêm cách quý trọng và bảo vệ các loại động, thực vật quý hiếm này. Nhiều nhà nghiên cứu về động-thực vật học cũng thường xuyên về Hòn Bà để tiến hành các khảo cứu và đưa ra biện pháp bảo tồn nhiều loài động vật quý hiếm nơi đây. Ông Trần Văn Mạc, chuyên gia nghiên cứu về các loài Vooc Chà vá chân đen cho biết: Trong mỗi một không gian loài động vật quý này có một cách thích nghi và trưởng thành khác nhau. Đặc biệt, nhiều đặc tính của loài Vooc này đến nay vẫn còn nhiều điều chưa được sáng rõ. Chúng ta cần phải bảo vệ nghiêm ngặt các loài động vật này.
Các loài động vật quý ở Hòn Bà
Theo như lịch sử hình thành thì: Hòn Bà được bác sỹ Yersin từng sống và làm việc vào đầu thế kỷ 20. Chính ông là người đã khám phá ra Hòn Bà vào ngày 22/9/1863, ông thấy nơi đây mát mẻ quanh năm thích hợp cho rất nhiều loại cây thuốc sống nên ông đã quyết định xây dựng ngôi nhà gỗ lớn tại đỉnh núi này để nghiên cứu thuốc chữa bệnh. Hiện nay ngôi nhà ấy vẫn được bảo tồn đồng thời cũng là trạm nghỉ chân cho du khách. Ở Hòn Bà còn có hệ thống nhà gỗ, phục vụ nghỉ lại đêm cho khách ở xa và muốn được đắm mình trong một không gian khác lạ, nằm giữa thiên nhiên còn đậm chất hoang sơ này.
Với những nét độc đáo của mình, Hòn Bà đã được UBND tỉnh Khánh Hòa quyết định bảo tồn đa dạng hệ sinh thái và hệ động vật quý hiếm và duy trì nguồn nước cho hồ Suối Dầu. Nhiều khách du lịch đến Hòn Bà đều có cảm nhận rằng: Trong không gian hấp dẫn này, rất thích hợp cho nhiều đối tượng khách khác nhau, kể cả khách khó tính nhất. Thú vị nhất là sau khi khám phá xong không gian Hòn Bà vừa ngồi nghỉ vừa tìm hiểu thêm về vị bác sỹ uyên bác Yersin. Những khi nghỉ mệt còn được nghe thêm nhiều câu chuyện lý thú của các bảo vệ rừng trên đỉnh Hòn Bà này. Những câu chuyện mang đậm tính chiêm nghiệm mà không phải ai cũng may mắn có được, nếu không sống và gắn bó lâu năm ở Hòn Bà. Khu bảo tồn này hiện nay cũng được phát triển thành khu du lịch trên núi. Đường lên đỉnh núi Hòn Bà đã được đầu tư rất kiên cố bảo đảm tránh mọi hiểm nguy cho khách du lịch khi đến khá phá Hòn Bà. Nhiều du khách bộc lộ sự thích thú rằng: cảm giác khi lên tới đỉnh núi là sự thay đổi khí hầu, trên đỉnh núi lạnh và mát mẻ và chúng tôi nhận phòng ngủ tại đây, sau một chút thời gian ngủ trong không khí đầy sương chúng tôi như có cảm giác cái mệt mỏi trong người như tan biến hết. Sau đó là một buổi ăn cơm chiều thịnh soạn với các món gà rừng, thịt kho tàu hủ. Món ăn không cầu kỳ nhưng rất ngon. Đến một lần lại tiếp túc muốn đến thêm các lần khác nữa.