THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 07:56

Khám phá vẻ đẹp tự nhiên giữa núi rừng

 

Điểm du lịch Hòn Bà nằm giữa hai xã Khánh Phú, huyện Khánh Vĩnh và xã Suối Cát, huyện Cam Lâm, tỉnh Khánh Hoà, cách thành phố Nha Trang chưa đầy 70 km về phía Tây Nam. Hòn Bà cao 1578m so với mặt nước biển, đến được Hòn Bà từ Nha Trang thì mất hơn 2 tiếng, con đường từ chân núi lên đỉnh núi quanh co uốn lượn. Nhiều người ví Hòn Bà như một tuyệt tác của tự nhiên hình thành nên mà không cần có thêm sự tô vẽ nào của con người. Nhiều khách du lịch đến từ TP.Hồ Chí Minh cho biết; tất cả cảnh quan ở đây đều rất độc đáo. Thiên nhiên trong lành, hệ thống sinh quyển đa dạng, các quần thể thực vật cũng rất phong phú. Ở Hòn Bà còn tồn tại nhiều loại thực vật và các loại cỏ cây quý hiếm chỉ có trong sách đỏ của Việt Nam.

                                                  Khám phá Hòn Bà

Hòn Bà nằm ở vị trí cao nên khí hậu nơi đây mát mẻ quanh năm nên được vì như Đà Lạt thứ 2 của Việt Nam vậy. Ở đây có nhiều thời điểm mây cuộn quanh các đỉnh núi càng khiến cho khung cảnh Hòn Bà trở nên độc đáo, hấp dẫn. Cũng bởi được sự ưu ái của thời tiết và độ ẩm cao nên ở đây có khoảng 255 loài trong đó có 59 loài quý hiếm, gần đây người ta phát hiện có Chà vá chân đen và Vượn bạc má đây là 2 loài nằm trong sách đỏ cần phải bảo tồn. Khách đến đây thám hiểm sẽ được tìm hiểu và rõ hơn các thông tin về những loại động, thực vật quý hiểm này. Đồng thời biết thêm cách quý trọng và bảo vệ các loại động, thực vật quý hiếm này. Theo như lịch sử hình thành thì: Hòn Bà được bác sỹ Yersin từng sống và làm việc vào đầu thế kỷ 20 và chính ông là người đã khám phá ra Hòn Bà vào ngày 22/09/1863, ông thấy nơi đây mát mẻ quanh năm thích hợp cho rất nhiều loại cây thuốc sống nên ông đã quyết định xây dựng ngôi nhà gỗ lớn tại đỉnh núi này để nghiên cứu thuốc chữa bệnh. Hiện nay ngôi nhà ấy vẫn được bảo tồn đồng thời cũng là trạm nghỉ chân cho du khách. Ở Hòn Bà còn có hệ thống nhà gỗ, phục vụ nghỉ lại đêm cho khách ở xa và muốn được đắm mình trong một không gian khác lạ, nằm giữa thiên nhiên còn đậm chất hoang sơ này.

Bên cạnh Hòn Bà cũng nằm ở phía Tây tỉnh Khánh Hòa, Thác Tà Gú cũng không kém phần kỳ thú. Thác nằm ở địa bà huyện Khánh Sơn, là một trong những điểm đến đẹp nhất ở tỉnh Khánh Hòa.Thác nằm giáp với Lâm Đồng nên khí hậu có hai mùa rõ rệt là mùa mưa và mùa khô. Dòng thác tự nhiên này còn có một tên gọi khác đó là; Thác Ngà Voi, bởi khi dòng thác từ độ cao 40m đổ xuống thì chẻ đôi, Ngoài ra, còn nhiều truyền thuyết đi kèm về dòng thác này.

                                                  Vẻ đẹp ở thác Tà Gụ

Đồng bào Rắk Lây sinh sống lâu năm trên mảnh đất này, truyền kể lại với nhau rằng, thuở xa xưa, có hai chú voi con do hai cặp voi thủ lĩnh đẻ ra. Một ngày, hai chú voi con này hẹn ra đỉnh núi để thi đấu sức với nhau. Cuối cùng cả hai chú voi đều rớt xuống vực sâu và chết thảm. Voi mẹ đi tìm con, nhìn xuống, thấy xác voi con nên cứ đứng thế trên đỉnh núi khóc thương hết ngày này qua tháng nọ rồi hóa đá. Những dòng nước mắt chảy xuống biến thành dòng thác. Truyền kể là vậy, còn những người già nhất ở Khánh Sơn cũng không nhớ được thác đã hình thành từ khi nào, nhưng nước bốn mùa trong vắt. Ông Pi Năng Hảo kể: "Tôi sinh ra đã có dòng thác này rồi. Dòng thác tắm tám cho cả tuổi thơ, nuôi sống và là nguồn nước của biết bao người Rắk Lây nơi đây. Sau này cũng bởi vẻ đẹp hút hồn và đầy hoang dã của dòng thác nên người ta mới đưa vào khai thác du lịch và ngay lập tức trở thành một điểm đến hấp dẫn".

Nhiều người từng đến thăm Tà Gụ đều có chung cảm nhận rằng; Khám phá thác nước từng mùa là những trải nghiệm rất thú vị. Cây cở  quanh thác dịu dàng vào mùa xuân, tiếng “gầm gừ” mạnh mẽ vào mùa hè, màu sắc sống động khi thu đến và mùa đông nó cũng có sự quyến rũ đến lạ kì. Tiếng thác nước đổ quanh năm, lúc thì thầm thì, khi thì ầm vang như lời tâm sự, than khóc, nỗi nhớ nhung của voi mẹ dành cho voi con. Câu chuyện tình mẫu tử của loài voi mà người dân tộc ở đây kể lại như tạo thêm sắc màu hư ảo cho tên ngọn thác hôm nay. Ai đã từng đi qua nơi này đều hấp dẫn bởi vẻ đẹp kỳ bí này. Nhiều nghệ sỹ nhiếp ảnh từ thành phố Hồ Chí Minh cũng chia sẻ; “Cái nét đẹp của vùng núi Khánh Sơn là vô tận, nó gồm cả núi non, những thác nước rất hùng vĩ và cả con người nữa. Khánh Sơn dẫu còn nghèo, nhưng chúng tôi luôn cảm nhận được con người và thiên nhiên ở đây thật ấm nồng và chân tình mà hiếm nơi nào có được".

Văn Đông/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh