THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 06:00

Thúc đẩy du lịch trong khối ASEAN

Hợp tác để cùng phát triển

Tính chung 5 tháng đầu năm 2016, khách quốc tế đến Việt Nam ước đạt 4.005.878 lượt, tăng 20% so với cùng kỳ năm 2015. Những tín hiệu khả quan về tăng trưởng khách quốc tế đầu năm 2016 cho thấy, chiến lược quảng bá xúc tiến du lịch cũng như việc hợp tác du lịch với các nước tiềm năng đã mang lại nhiều hiệu quả. Theo báo cáo, hầu hết các thị trường đều tăng trong 5 tháng đầu năm so với cùng kỳ năm trước, Hồng Kông tăng 139%; Trung Quốc tăng 44,4%; Thái Lan tăng 37,7%; Hàn Quốc tăng 31,4%; Thụy Điển tăng 26,5%; Nga tăng 23,3%; Hà Lan tăng 21,8%; Malaysia tăng 18,4%; Đài Loan tăng 15,2%...

Thời gian qua, Chính phủ Việt Nam đã ban hành nhiều chính sách, tạo điều kiện thuận lợi cho phát triển du lịch. Và bên cạnh sự cố gắng của Việt Nam, sự hợp tác, hỗ trợ của các nước trong khu vực và trên thế giới đóng vai trò quan trọng, đặc biệt là các nước láng giềng như Campuchia, Lào,    Myanmar và Thái Lan, các nước trong khu vực như Indonesia và Philippines, cùng các nước bạn bè truyền thống như Liên bang Nga và một số nước Đông Âu. Đặc biệt, việc miễn thị thực cho 5 thị trường Tây Âu của Chính phủ đã phát huy hiệu quả rõ rệt với lượng khách quốc tế tăng mạnh.

Thống kê của Tổng cục Du lịch cho thấy, sau 10 tháng miễn thị thực nhập cảnh (đến hết tháng 4/2016), tổng lượng khách du lịch từ 5 nước Tây Âu (Anh, Pháp, Đức, Tây Ban Nha, Ý) đã đạt gần 629.000 lượt, tổng thu trực tiếp ước đạt gần 828 triệu USD. Riêng trong tháng 5/2016, thị trường khách Tây Âu đến Việt Nam tăng mạnh so với tháng 4/2016 và cùng kỳ năm 2015.

Trong Chiến lược Phát triển du lịch của ASEAN trong 5 năm tới, Tổng cục Du lịch cho biết, kế hoạch lập visa chung duy nhất đã được các cơ quan du lịch nhiều nước ASEAN ủng hộ. Thế nhưng không ít nhà lãnh đạo ASEAN lo ngại rằng do những rào cản, khác biệt về chính trị, công nghệ, lo ngại về chủ quyền và an ninh, cần phải mất vài năm nữa thì mới có thể thiết lập được quy chế cấp visa duy nhất cho toàn khối ASEAN. Đến nay các nước vẫn áp dụng những cách thức khác nhau trong cấp visa du lịch.

Ông Ahmad Zaki Mohd Salleh, Giám đốc Cục Xúc tiến Du lịch Malaysia tại Việt Nam cho biết: “Kế hoạch một visa cho ASEAN có thể nâng cao nền kinh tế, trong đó có ngành công nghiệp du lịch tại mỗi quốc gia. Lĩnh vực du lịch sẽ có thêm nhiều việc làm nhưng đồng thời nó cũng khiến cho tính cạnh tranh trong lĩnh vực này tăng cao. Điều này không chỉ thu hút đối với du lịch trong ngắn hạn mà có thể lôi kéo khách du lịch quốc tế từ Mỹ và các nước châu Âu đi du lịch tại nhiều địa điểm khác nhau trong khu vực”.

Hướng dẫn viên du lịch người nước ngoài, hướng dẫn khách tại Văn Miếu - Quốc Tử Giám, Hà Nội.

Nguồn nhân lực du lịch trước bối cảnh mới

Theo ông Ahmad Zaki Mohd Salleh, một vài khó khăn trong thực hiện visa du lịch chung chính là thị trường lao động. Vì việc chuyển dịch lao động sẽ diễn ra, gây ra những khó khăn đối với một vài quốc gia yếu thế trong việc giữ chân các lao động tay nghề cao. Bên cạnh đó là những khó khăn đối với chính phủ trong quản lý người nhập cư. “Tuy nhiên, ở đâu có khó khăn, ở đó sẽ có giải pháp. Điều này sẽ buộc tất cả các thành viên ASEAN cùng nhau chuẩn bị kỹ càng trước khi kế hoạch được chính thức diễn ra”, ông Salleh nói.

Để hội nhập, nhân lực là một trong những yếu tố quan trọng. Theo báo cáo tóm tắt kết quả 5 năm thực hiện Chiến lược phát triển du lịch Việt Nam đến năm 2020, tầm nhìn đến năm 2030 của Viện Nghiên cứu phát triển du lịch (ITDR), đến năm 2015, du lịch Việt Nam mới có gần 555.000 lao động trực tiếp - con số này chưa đạt được như mục tiêu của chiến lược là đến năm 2015 tạo ra 2.200.000 việc làm trong đó có 620.000 lao động trực tiếp.

Dự báo, với tốc độ tăng trưởng bình quân trong giai đoạn 2016 - 2020 là 7,0%/năm, đến năm 2020, nhu cầu nhân lực của ngành du lịch ước cần 870.000 lao động trực tiếp. Đặc biệt, trước yêu cầu hội nhập, nhất là khi gia nhập AEC và thực hiện Thỏa thuận thừa nhận lẫn nhau trong ASEAN về nghề du lịch (MRA-TP) cho phép dịch chuyển lao động tự do trong ngành du lịch giữa các nước ASEAN thì việc chuẩn hóa kỹ năng nghề du lịch theo tiêu chuẩn quốc tế là một yêu cầu cấp thiết. 

Xây dựng khung trình độ nghề du lịch quốc gia là điều kiện quan trọng để đảm bảo cho việc triển khai MRA-TP, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực. Hiện nay, hai bộ tiêu chuẩn nghề Du lịch Việt Nam (VTOS) về nghề Lễ tân và Phục vụ buồng đang được Bộ LĐ-TB&XH thẩm định và xem xét phê duyệt thành tiêu chuẩn quốc gia. Khi có bộ tiêu chuẩn nghề quốc gia, sự hợp tác hiệu quả giữa cơ sở đào tạo với doanh nghiệp du lịch và lao động du lịch hội đủ năng lực tiêu chuẩn, thì nhân lực du lịch của Việt Nam hoàn toàn có thể đáp ứng nhu cầu phát triển ngành và cạnh tranh được với lao động của các nước ASEAN.

NG.THANH/Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh