Giảm nghèo từ chất đến lượng
- Tra cứu sét nghiệm y khoa
- 16:24 - 21/05/2016
- Đảm bảo hiệu quả, minh bạch trong chính sách trợ giúp
- Xã Long Khánh B (Hồng Ngự, Đống Tháp): Nhân rộng nhiều mô hình giảm nghèo hiệu quả
- Cần Thơ: Quy hoạch phát triển làng nghề để giảm nghèo
- Người nghèo gặp “khó” trong tiếp cận chính sách giảm nghèo
- Trà Vinh: Dự án nhân rộng mô hình giảm nghèo thiết thực, hiệu quả
- Muốn giảm nghèo bền vững phải phát triển sản xuất
- Kim Sơn từng bước giảm nghèo bền vững
- Hỗ trợ các mô hình kinh tế hiệu quả trong giảm nghèo
- Hành trình giúp dân xóa đói, giảm nghèo
Hỗ trợ hộ nghèo trên nhiều phương diện
Gia đình ông Preng không chỉ thoát nghèo mà hiện nay là số hộ có thu nhập khá trong làng. Ảnh: H.N |
Từ một hộ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn, đến nay gia đình ông Preng (làng Piơm, thị trấn Đak Đoa, huyện Đak Đoa) đã thoát nghèo, có thu nhập ổn định 70-80 triệu đồng/năm. Ông Preng kể, mấy năm trước gia đình ông thuộc diện khó khăn nhất làng, lo cái ăn cho 5 đứa con đang tuổi ăn tuổi lớn rất chật vật, mùa giáp hạt có khi bữa đói bữa no. “Trước đây, mình phải thuê đất làm mì ở tận xã Đak Sơ Mei cách làng gần 30 cây số, thu nhập cũng không được bao nhiêu, vì phải trả nhiều khoản chi phí. Vợ chồng mình làm đủ thứ việc mà vẫn nghèo. Nhưng mấy năm nay, được Nhà nước quan tâm hỗ trợ, cho vay vốn với lãi suất thấp để làm ăn, mình mua bò về nuôi, đầu tư trồng thêm cây cà phê, đến nay đã cho thu nhập ổn định. Cán bộ nông nghiệp huyện thường xuyên xuống hướng dẫn kỹ thuật trồng trọt, riêng chăn nuôi có cán bộ thú y xuống thăm khám, tiêm phòng bệnh nên không chỉ đàn bò nhà mình phát triển nhanh mà cả làng giờ có đàn bò đông vài trăm con”-ông Preng cho biết. Từ một gia đình không có phương tiện, vật dụng gì giá trị, đến nay gia đình ông Preng có 7 con bò, 5 sào lúa một vụ, 300 cây cà phê đã thu bói năm đầu tiên, có đầy đủ phương tiện đi lại và các loại máy móc phục vụ nông nghiệp.
Nghe ông Preng kể chuyện, Trưởng thôn Ayõ gật đầu xác nhận: “Chính mình là người thường xuyên dẫn cán bộ thú y đi tiêm phòng gia súc. Họ rất nhiệt tình, ngoài việc vào làng phòng dịch theo đợt, hễ gia đình nào có trâu, bò, heo, gà bị bệnh, gọi là cán bộ có mặt ngay. Làng Piơm trước có 32 hộ nghèo nay đã giảm đáng kể. Những hộ đã giảm nghèo kinh tế vững vàng lắm, không lo tái nghèo. Những hộ nghèo còn lại được Nhà nước quan tâm, hỗ trợ nhiều phương diện để họ dần thoát nghèo như giảm tiền điện, hỗ trợ gạo ăn tết, cấp bảo hiểm y tế để khám-chữa bệnh, hỗ trợ tiền cho con cái đi học…”. Trưởng thôn Ayõ tin tưởng số hộ nghèo còn lại của làng sẽ sớm thoát nghèo, bởi chính sách hỗ trợ của Nhà nước. “Những hộ không chỉ thoát nghèo mà còn có thu nhập rất khá như gia đình ông Preng là động lực cho nhiều người phấn đấu”-ông nói.
Nâng cao chất và lượng
Làm công tác giảm nghèo hơn 10 năm, anh Trịnh Minh Long, cán bộ Phòng Lao động-thương binh và Xã hội huyện Đak Đoa nhận xét: “Trước đây, giảm nghèo được đánh giá dựa trên tiêu chí thu nhập là chủ yếu nhưng đến giai đoạn này, giảm nghèo không chỉ dựa trên thu nhập mà dựa trên nhiều tiêu chí như: tiếp cận dịch vụ y tế, giáo dục, truyền thông, các dịch vụ xã hội… chính sách giảm nghèo này rất hay bởi người nghèo tiếp cận được nhiều dịch vụ, nâng cao được cả chất lẫn lượng trong vấn đề giảm nghèo bền vững”.
Trong 5 năm (2011-2015), huyện Đak Đoa đã hỗ trợ xây dựng 480 ngôi nhà cho người nghèo theo chương trình 167 của Chính phủ, với tổng kinh phí trên 3,8 tỷ đồng. Hộ nghèo được hỗ trợ xây dựng nhà từ các chương trình khác là 227 ngôi nhà, với kinh phí trên 800 triệu đồng. |
Xác định giảm nghèo là một trong những nhiệm vụ trọng tâm trong phát triển kinh tế-xã hội, Huyện ủy, UBND huyện Đak Đoa đã cụ thể hóa, đưa mục tiêu giảm nghèo vào chương trình theo tinh thần Nghị quyết Đại hội Đảng bộ huyện lần thứ XV, tạo nhiều việc làm, nâng cao chất lượng nguồn nhân lực, tăng thu nhập, giảm hộ nghèo, cải thiện đời sống nhân dân trong huyện. Mục tiêu của huyện là giảm tỷ lệ hộ nghèo hàng năm 3-4%, phấn đấu đến cuối năm 2015 tỷ lệ hộ nghèo toàn huyện dưới 17%. Mục tiêu này không chỉ hoàn thành mà còn vượt kế hoạch khi đến cuối năm 2015, tỷ lệ hộ nghèo chỉ còn khoảng 12,28%.
Để đạt kết quả vượt mức kế hoạch đề ra, huyện Đak Đoa đã đẩy mạnh công tác tuyên truyền về chương trình giảm nghèo, triển khai các mô hình giúp nhân dân thoát nghèo một cách xác thực, phù hợp; xây dựng quỹ vì người nghèo để kịp thời hỗ trợ các gia đình khó khăn, hỗ trợ phương tiện sản xuất, cho vay vốn… Nhiều chính sách giảm nghèo được triển khai đồng bộ với sự tham gia của nhiều nguồn lực, nhiều nguồn kinh phí đã cải thiện đáng kể đời sống của người dân ở các xã, thị trấn trong huyện, đặc biệt là các xã vùng sâu, vùng xa.