Người nghèo gặp “khó” trong tiếp cận chính sách giảm nghèo
- Tra cứu sét nghiệm y khoa
- 13:31 - 27/04/2016
Ông Lê Văn Tâm, Phó Chủ tịch UBND TP. Cần Thơ
Thực tế nêu trên vừa được Ban Chỉ đạo chương trình Mục tiêu giảm nghèo (CCMTGN) của TP. Cần Thơ báo cáo tổng kết 5 năm thực hiện CCMTGN của thành phố giai đoạn 2011 – 2015 và định hướng giai đoạn 2016 – 2020.
Ông Lê Văn Tâm, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Cần Thơ cho biết, từ năm 2012 CCMTGN của thành phố đã đặt mục tiêu huy động mọi nguồn lực xã hội để giải quyết các vấn đề về người nghèo trên địa bàn, hạn chế tái nghèo và nâng cao chất lượng cuộc sống cho người nghèo.
Hộ nghèo được khám trị bệnh miễn phí
Trên thực tế, TP. Cần Thơ đã triển khai nhiều giải pháp, chính sách giảm nghèo, như: chính sách tín dụng ưu đãi; chính sách khám chữa bệnh cho người nghèo; hỗ trợ học sinh nghèo; hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo; đào tạo nghề, giải quyết việc làm; trợ giúp pháp lý cho người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số; trợ tiền điện cho hộ nghèo; chuyển giao khoa học kỹ thuật; hỗ trợ trực tiếp cho hộ nghèo vùng khó khăn;…Kết quả qua 5 năm đã cho thấy những dấu hiệu khả quan, với 95% hộ nghèo được vay tín dụng ưu đãi (trong đó 61% số vốn đã được giải ngân). Tính đến nay đã có gần 45.200 lượt hộ nghèo và trên 58.000 hộ cận nghèo trên địa bàn được vay vốn để phát triển sản xuất, tăng thu nhập TP Cần Thơ cũng đã thực hiện cấp gần 285.000 thẻ bảo hiểm y tế miễn phí cho người nghèo, người dân tộc thiểu số vùng khó khăn. Trong khi đó, hơn 40.500 lượt học sinh nghèo đã được miễn giảm học phí và trợ cấp chi phí học tập.
Các em học sinh nghèo được quan tâm
Cùng với đó, TP. Cần Thơ cũng thực hiện có hiệu quả chính sách hỗ trợ nhà ở cho hộ nghèo khi xây dựng được 7.712 căn nhà cho các hộ gia đình khó khăn về nhà ở, trong đó duy trì được thường xuyên hàng năm. Thành phố cũng rất quan tâm đến chính sách đào tạo nghề và giải quyết việc làm cho con em các gia đình hộ nghèo, bằng nguồn kinh phí trên 6,1 tỷ đồng. Qua khảo sát, hiện đã có trên 70% người nghèo, cận nghèo sau học nghề trên địa bàn có việc làm, với thu nhập ổn định và thoát được nghèo.
Dù đã đạt được những kết quả tích cực, nhưng ông Lê Văn Tâm cho rằng, vẫn còn không ít người nghèo gặp “khó” trong tiếp cận chính sách giảm nghèo. Cụ thể, đội ngũ cán bộ giảm nghèo ở cơ sở dù là lực lượng quản lý trực tiếp, đồng thời là cầu nối đến với người nghèo, thế nhưng thực tế nhiều dự án trợ giúp giảm nghèo của nhà nước vẫn khó đến được với những gia đình hộ nghèo trên địa bàn TP Cần Thơ trong 5 năm qua…
Hộ nghèo ở nông thôn, nhất là hộ nghèo là đồng bào dân tộc thiểu số không có nghề nghiệp ổn định, trình độ học vấn thấp, chủ yếu sống bằng nghề làm muốn theo thời vụ nên cũng gặp rất nhiều khó khăn trong tiếp cận các chính sách trợ giúp giảm nghèo (tín dụng ưu đãi, khuyến nông, học nghề, giải quyết việc làm,…).
Trong khi đó, những năm gần đây do giá cả luôn biến động theo chiều hướng tăng cao, từ hàng tiêu dùng đến các mặt hàng thiết yếu, như vật tư nông nghiệp, thuốc phòng tránh dịch bệnh,…đã tắc động không nhỏ đến đời sống của các hộ nghèo, hộ có thu nhập thấp trên địa bàn.
Một nguyên nhân cố hữu suốt nhiều năm qua là không ít hộ nghèo vẫn chưa thật sự quyết tâm vươn lên thoát nghèo và còn trông chờ vào sự hỗ trợ từ các chính sách giảm nghèo.
Từ thực tế nêu trên, năm 2016 và những năm tiếp theo TP.Cần Thơ đặt mục tiêu sẽ cung cấp tín dụng ưu đãi cho trên 133.000 lượt hộ nghèo được vay vốn làm ăn. Trước mắt, đến cuối năm 2016 thành phố phấn đấu tối thiểu 90% hộ nghèo được tiếp cận vốn vay thoát nghèo, với mức dư nợ bình quân là 25 triệu đồng/hộ/năm, và từng bước đến 2020 sẽ đạt 38 triệu đồng/hộ/năm.