THỨ NĂM, NGÀY 21 THÁNG 11 NĂM 2024 10:23

Đổi thay ở miền sơn cước Trà Nú

Trà Nú là một xã thuộc vùng đặc biệt khó khăn của huyện Bắc Trà My, diện tích hơn 5.524ha, với hơn 1.570 nhân khẩu, trong đó người dân tộc thiểu số chiếm 97% dân số. Trao đổi với chúng tôi, cô Võ Thị Kim Cúc – Hiệu trưởng trường Tiểu học Trà Nú cho biết: Địa bàn xã tương đối rộng, sông suối nhiều, giao thông đi lại không thuận lợi, nhất là nhà trường còn có 2 điểm trường xa trung tâm xã. Trường Tiểu học Trà Nú được xây dựng từ năm 1983 với 5 lớp học lợp fibro xi măng, mùa hè nóng bức, mùa mưa thì thấm dột.

Đã bao thế hệ học trò nhưng cơ ngơi của nhà trường vẫn chỉ là dãy lớp học cũ nát, nhà hiệu bộ cũng trong hoàn cảnh tương tự. Nhà trường đã nhiều lần kiến nghị Sở Giáo dục và Đào tạo tỉnh Quảng Nam; Phòng Giáo dục đào tạo huyện Bắc Trà My cấp kinh phí xây mới nhưng chỉ được một ít kinh phí sửa chữa, chứ xây mới thì địa phương còn khó khăn.

Công trình do Công ty BSR tài trợ đã được gắn biển, đưa vào sử dụng gần 1 năm.

 

Biết được nhiều doanh nghiệp Dầu khí đang hoạt động hiệu quả tại Quảng Nam và Quảng Ngãi; cũng nằm trong chương trình trọng tâm hỗ trợ ASXH giáo dục, y tế, thiên tai tại các địa phương như Quảng Ngãi, Quảng Nam; Công ty BSR đã đồng hành cùng nhà trường triển khai tài trợ công trình Trường Tiểu học Trà Nú bao gồm dãy phòng học 2 tầng, dãy nhà hiệu bộ, dãy nhà bán trú cùng các khu chức năng khác như nhà ăn, phòng tắm, vệ sinh…

Tổng mức đầu tư cho công trình là 5 tỷ đồng. Công trình được khởi công từ tháng 3/2017 và dự kiến hoàn thành trước năm học 2017 – 2018. Tuy nhiên do Trà Nú là địa phương nằm giáp danh giữa Quảng Nam và vùng Tây Nguyên; địa hình đồi núi hứng gió nên từ tháng 9 năm trước đến tháng 1 năm sau thường xuyên có mưa kéo dài; ảnh hưởng đến tiến độ thi công của dự án. Ông Nguyễn Đại Lộc – Giám đốc Công ty Sao Kim Việt, đơn vị nhà thầu thi công công trình cho biết: Vật liệu chúng tôi phải chở từ Tam Kỳ và Chu Lai lên, đường xa, gập ghềnh nên công tác thi công tương đối khó khăn.

Những tháng mùa mưa thì gần như phải dừng thi công để đảm bảo chất lượng. Qủa thật, việc di chuyển bình thường vào trung tâm xã Trà Nú là rất khó khăn bởi đường nhỏ hẹp, nhiều đoạn xuất hiện ổ voi, ổ gà rất nguy hiểm; thì việc chuyên chở vật liệu cát, xi, sỏi, thép… càng khó khăn gấp bội. Vượt qua tất cả những trắc trở đó, công trình đã hoàn thành vào tháng 10/2018. Cô Hiệu trưởng nhà trường cho biết: Song song với việc quyết toán công trình; Nhà trường đề nghị Ban quản lý dự án – Qũy đất huyện Bắc Trà My (đơn vị chủ đầu tư) đưa công trình vào sử dụng luôn để cho các cháu có chỗ học tốt, tránh mùa mưa cuối 2018.

Qủa thật, khi các cháu học sinh biết sắp được học ở ngôi trường mới, trên nền của lớp học cũ; các cháu cùng phụ huynh vô cùng phấn khởi, hồ hởi.Thế là mùa mưa 2018, đầu 2019; các em học sinh của trường Trà Nú không phải học tạm ở khu Khuyến nông của Sở Nông nghiệp và Phát triển nông thôn nữa. Tháng 3/2019, Nhà trường tổ chức lễ khánh thành và chính thức đưa công trình đi vào hoạt động. Năm học 2018 – 2019, nhà trường có 189 em học sinh theo học với 12 lớp. Các lớp 4, 5 học bán trú tại điểm trường chính. Các em lớp 1, 2, 3 học nửa ngày tại 3 điểm trường (bao gồm điểm trường chính, điểm thôn 1, điểm thôn 4).

Cơ ngơi mới của trường Tiểu học Trà Nú.

 

Ông Đỗ Ngọc Nam – đại diện Ban quản lý dự án – Qũy đất huyện Bắc Trà My cho chúng tôi biết: Khi công trình đang dần hình thành; Ban đã làm việc ở huyện Bắc Trà My về tình hình triển khai xây dựng Trường Tiểu học Trà Nú. Lãnh đạo huyện vô cùng cảm động và cấp thêm 300 triệu đồng để Ban tiến hành xây dựng thêm 2 hạng mục nữa không có trong dự án tài trợ, đó là cổng trường, hàng rào và sân trường.Ông Nam cho rằng: Với trách nhiệm cao, chúng tôi đã tích cực làm việc với lãnh đạo huyện để xin thêm kinh phí với tiêu chí “thiếu gì thì địa phương làm nốt”; giúp Nhà trường có một cơ ngơi đồng bộ, hiện đại. 

 

 

Thăm toàn cảnh nhà trường, cô Kim Cúc giải thích: “Gần 20 năm đứng lớp, 4 năm làm hiệu trưởng, tôi cũng không thể mơ một ngày nhà trường lại có một công trình mới như thế này. Đời giảng dạy của tôi mãn nguyện rồi. Giờ các em, các cháu sẽ nối tiếp truyền thống dạy tốt để mái trường này sẽ sớm đạt chuẩn quốc gia”.Bên cạnh việc sản xuất kinh doanh, Công ty BSR rất chú trọng đến việc thực hiện các chương trình ASXH. Từ khi NMLD Dung Quất đi vào hoạt động đến nay, BSR đã dành trên 290 tỷ đồng để thực hiện nhiều công trình, chương trình hành động có ý nghĩa cho xã hội.

Chương trình ASXH tập trung vào lĩnh vực y tế, giáo dục, chương trình khắc phục hậu quả thiên tai, khuyến học khuyến tài, nhân đạo từ thiện, các chương trình đền ơn đáp nghĩa và phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam Anh hùng, các chương trình an sinh xã hội cho cộng đồng hỗ trợ tái định cư khu vực dân cư xung quanh Nhà máy, các chương trình Tết vì người nghèo, chương trình biển đảo…

Đức Chính

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Hàng nghìn CEO trên toàn cầu tự tin về triển vọng tăng trưởng như chưa hề có đại dịch

Hàng nghìn CEO trên toàn cầu tự tin về triển vọng tăng trưởng như chưa hề có đại dịch

Giám đốc điều hành (CEO) của các doanh nghiệp lớn nhất thế giới ngày càng lạc quan về triển vọng của doanh nghiệp mình. Mặc dù biến thể Delta làm chậm quá trình "trở lại bình...
3 năm trước
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh