Xã Long Khánh B (Hồng Ngự, Đống Tháp): Nhân rộng nhiều mô hình giảm nghèo hiệu quả
- Tra cứu sét nghiệm y khoa
- 14:13 - 10/05/2016
Xã Long Khánh B là một xã cù lao của huyện Hồng Ngự, có 3 ấp với 3.090 hộ dân, trên 11.200 nhân khẩu. Do đặc thù là một xã thuần nông, bao quanh bởi sông nước lại có điểm xuất phát thấp, nên trong những năm qua, cuộc sống của người dân nơi đây còn gặp nhiều khó khăn, tỷ lệ hộ nghèo và cận nghèo còn cao. Trước thực trạng ấy, chính quyền địa phương xác định công tác giảm nghèo là nhiệm vụ trọng tâm của hệ thống chính trị, để từng bước triển khai các mô hình giảm nghèo hiệu quả, nâng cao đời sống vật chất, tinh thần cho người dân. Đảng ủy, UBND, MTTQ và các đoàn thể xã đã chủ động đề ra nhiều giải pháp đồng bộ sát với điều kiện thực tế, tạo điều kiện cho người dân tiếp cận với các chương trình, chính sách hỗ trợ hộ nghèo trên địa bàn huyện, để họ có cơ hội vươn lên thoát nghèo.
Nuôi dê nhốt chuồng đem lại hiệu quả kinh tế cao, đã và đang là một trong những mô hình được nhân rộng ở địa phương
Lãnh đạo xã cho biết, bên cạnh việc tuyên truyền sâu rộng đến từng hộ dân về ý nghĩa và tầm quan trọng của công tác giảm nghèo để người dân tự phấn đầu vươn lên, xã còn phân công các ngành, đoàn thể phối hợp với Ban nhân dân các ấp theo dõi kèm cặp, giúp đỡ hộ nghèo, đồng thời tìm nguồn hỗ trợ và giúp đỡ con em lao động trong các gia đình nghèo có được việc làm ổn định phát triển kinh tế gia đình. Trong những năm qua, xã đã hỗ trợ cho hàng trăm hộ nghèo vay vốn ưu đãi từ Qũy quốc gia giải quyết việc làm và chương trình cho vay vốn hộ nghèo của Ngân hàng Chính sách xã hội, trung bình mỗi hộ được vay từ 8 – 10 tr đồng để đầu tư sản xuất, chăn nuôi như : Trồng rau màu, nuôi dê, bò, vịt, nuôi các loại cá nước ngọt và buôn bán nhỏ.
Nhờ được tập huấn về kỹ thuật nuôi, đề phòng, trị bệnh cho các loại cá nước ngọt, nên mô hình nuôi cá ở địa phương phát triển mạnh và tránh được rủi ro, hiệu quả.
Thực hiện chương trình hỗ trợ dạy nghề và tạo việc làm cho lao động nghèo, đã phối hợp với Trung tâm Dạy nghề huyện tổ chức các lớp dạy nghề cho hàng trăm lao động và phối hợp với các ngành, công ty tổ chức giới thiệu việc làm cho hàng trăm lao động đi làm việc ngoài tỉnh. Đồng thời, hàng năm xã đều phối hợp với các ngành chuyên môn huyện tổ chức các lớp tập huấn chuyển giao khoa khọc, kỹ thuật giúp cho người dân áp dụng vào các mô hình sản xuất. Vừa qua, xã đã chủ động phối hợp với Chi cục Thủy sản tỉnh Đồng Tháp; Phòng nông nghiệp & Phát triển nông thôn huyện Hồng Ngự và Khoa Thủy sản, Trường Đại học Cần Thơ tổ chức lớp tập huấn cho hàng chục nông dân về công tác phòng, điều trị bệnh trên các loại cá nước ngọt. Tại lớp tập huấn người nuôi cá đã được cập nhật đầy đủ những thông tin mới nhất về hiện trạng bệnh trên cá. Qua các lớp học nông dân được hướng dẫn về quy trình nuôi mới, cách lựa chọn con giống sạch, khỏe mạnh và cách chọn thức ăn đảm bảo chất lượng. Nhờ vậy, người nuôi cá, nhất là cá tránh được rủi ro, đạt hiệu quả kinh tế cao.
Trồng bắp nếp trên đất ruộng là một trong những mô hình được nhiều nông dân thực hiện, góp phần tăng thu nhập đáng kể.
Ngoài ra xã tích cực vận động người dân chuyển dịch cơ cấu cây trồng, vật nuôi và thực hiện nhiều giải pháp nhằm nâng cao giá trị sản xuất trên cùng đơn vị diện tích. Đến nay trên địa bàn xã đã thành lập Tổ hợp tác sản xuất nông nghiệp với diện tích khoàng 300 ha và có trên 200 ha sản xuất lúa theo hướng hiện đại, có trên 100 ha hoa màu các loại, gần 1000 ao, hầm nuôi thủy sản, góp phần tạo công ăn việc làm cho nhiều lao động nông thôn. Từ những mô hình thiết thực, đem lại hiệu quả kinh tế kể trên đã giúp cho người nông dân ở xã không chỉ thoát nghèo mà còn dã và đang vươn lên làm giàu.