THỨ NĂM, NGÀY 21 THÁNG 11 NĂM 2024 07:02

Chương trình nghệ thuật thời trang thổ cẩm “Gia Lai ơi”

Tham dự chương trình có Chủ tịch UBND tỉnh Trương Hải Long, các Ủy viên Ban Thường vụ Tỉnh ủy, lãnh đạo các sở, ban, ngành, đoàn thể, đông đảo người dân Phố núi Pleiku.

Phát biểu tại chương trình, Phó Chủ tịch UBND tỉnh Nguyễn Thị Thanh Lịch cho biết: “Gia Lai ơi” không chỉ là một chương trình thời trang, mà hơn thế là không gian mang đậm bản sắc văn hóa. Chương trình là sự tôn vinh các nghệ nhân-những chủ nhân của di sản văn hóa. Họ là những người bền bỉ gìn giữ, trao truyền và không ngừng sáng tạo nghề truyền thống. “Thông qua chương trình, chúng tôi mong muốn tiếp tục quảng bá, giới thiệu, xây dựng thương hiệu thổ cẩm Gia Lai trở thành hàng hóa có giá trị cao, góp phần phát triển kinh tế-xã hội cho đồng bào các dân tộc thiểu số trong tỉnh”.

Hình ảnh biểu diễn trang phục thổ cẩm tại chương trình Gia Lai ơi (Ảnh Báo Gia Lai)

Hình ảnh biểu diễn trang phục thổ cẩm tại chương trình "Gia Lai ơi" (Ảnh Báo Gia Lai)

Chương trình nghệ thuật hóa “Gia Lai ơi” trình diễn bộ sưu tập áo dài, sưu tập thời trang 4 mùa xuân-hạ-thu-đông tương ứng với các gam màu chủ đạo, lấy cảm hứng từ thổ cẩm - Di sản văn hóa của các dân tộc bản địa Tây Nguyên, chương trình còn có 40 nghệ nhân đến từ các tổ đan lát, câu lạc bộ dệt của tỉnh, 60 học sinh Trường Phổ thông trung học Nội trú tỉnh; nhóm nghệ nhân Jrai trình diễn nhạc cụ dân tộc; 80 người mẫu, nghệ sĩ, diễn viên của Nhà hát Ca múa nhạc tổng hợp Đam San, cùng các diễn viên múa nổi tiếng, các ca sĩ Y Nhíp, Brice Liêm, Khang Ngọc, Phương Kat, thầy giáo 9X Thái Dương…

Nhà thiết kế Minh Hạnh, Giám đốc sáng tạo của Vietmode, cho biết: Người mẫu trình diễn thời trang trên nền nhạc dân gian mang âm hưởng Tây Nguyên với phần phụ họa của các nghệ nhân, diễn viên, nghệ sĩ múa, tái hiện không gian văn hóa cùng sắc màu của thổ cẩm. “Mong muốn của những người thực hiện chương trình là tái hiện được đời sống rất bình dị của đồng bào dân tộc thiểu số Gia Lai cùng những sáng tạo của họ trong lao động. Họ sống trong các buôn làng, ở đó, mọi người đều biết rõ về nhau, nhưng họ cùng những sáng tạo vô giá, trở thành vốn quý của cuộc sống hôm nay lại chưa được nhiều người biết tới”. Bộ sưu tập thời trang lấy cảm hứng từ thổ cẩm sẽ lần lượt được trình diễn cùng với âm nhạc và những hình ảnh mang đậm hơi thở và nhịp sống Tây Nguyên như tượng gỗ Ba Na, Jrai, nhà rông, chuông gió... Cùng với đó là hình ảnh nghệ nhân say sưa sáng tạo trong không gian riêng của họ.

Biểu diễn trang phục thổ cẩm tại chương trình “Gia Lai ơi”(Ảnh Báo Gia Lai)

Biểu diễn trang phục thổ cẩm tại chương trình “Gia Lai ơi”(Ảnh Báo Gia Lai)

Đặc biệt, nhóm nghệ nhân Jrai tham dự Lễ hội âm thanh thế giới tại Hàn Quốc vào tháng 9 vừa qua cũng góp mặt trong sự kiện với một số tiết mục từng làm say đắm bạn bè quốc tế như: đồng dao “Rước nước về làng”; độc tấu sáo “Đêm trăng tròn”; hòa tấu nhạc cụ tre nứa “Buôn làng ấm no”.

LN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh