Vùng đất của những làng nghề
- Dược liệu
- 00:59 - 06/02/2017
- Trà Vinh: Nông dân Khmer trồng dừa sáp cấy phôi làm giàu
- An Giang: Nông dân giàu lên từ nuôi cá chạch lấu
- Huyện Bình Đại (Bến Tre): Nông dân làm giàu từ trồng mãng câu xiêm
- Huyện Tân Thành (Bà Rịa - Vũng Tàu): Làm giàu từ trang trại
- Thị xã Tân Châu (An Giang) :Hỗ trợ vốn giúp đồng bào Chăm xóa nghèo, làm giàu
- Người cựu chiến binh nặng lòng với cây cà phê và cùng bà con làm giàu
- Chuyện một người Chăm nuôi le le làm giàu
Người đứng đầu năng động
Nhìn những vùng đất trồng hoa, ông Trần Ngọc Hiếu, Chủ tịch Hội Nông dân phường Ninh Giang phấn khởi tâm sự; Xuân Đinh Dậu này những người dân ở Ninh Giang có một cái Tết ấm cúng bởi hoa đã được đặt mua hết ngay tại vườn. Cái nổi trội của hoa cúc ở Ninh Giang là màu sắc đẹp, được chăm chút chu đáo. Làm nên những cánh đồng hoa ngào ngạt này người dân Ninh Giang đã phải đi từ khó khăn, tìm tòi này đến khó khăn khác và vai trò của những người tiên phong được xem như sự “tiếp lửa”, khơi dậy niềm đam mê bền bỉ của những thợ trồng hoa lẫn thợ chế tác đá.
Các nghệ nhân đang tỉ mẫn chăm hoa
Một trong những hạt nhân góp phần tạo nên hình hài thịnh vượng của các nghề truyền thống đó là ông Trịnh Xuân Thanh, Bí thư Đảng ủy phường Ninh Giang. Ít ói về những thành tích của mình dù ông có hàng loạt những cải cách, sáng tạo được trung ương ghi nhận. Lần nào ông cũng bảo; muốn biết về tôi cứ đi hỏi nhân dân. Không phải ngẫu nhiên mà như thế. Ông giãi bầy; May mắn được lao động và trưởng thành trong thời bình nên tôi luôn tạo cho mình niềm hăng say phấn đấu. Làm nên các cuộc cách mạng thần kỳ công lớn cũng thuộc về nhân dân. Lớp lớp cha ông ta đi đánh giặc là xuất thân từ nhân dân. Mình may mắn lớn lên trong bình yên nên cố gắng hết sức tìm cách xây dựng sự no ấm cho bản thân và những người dân trong phường.
Trước khi làm bí thư phường, suốt bao năm làm trưởng công an rồi chủ tịch phường, ông Thanh luôn đáu đáu ý nghĩ biến những thửa đất khô cằn thành những cánh đồng hoa rực rỡ. Bàn chân ông cùng nhiều cán bộ khác rong ruổi qua hàng trăm làng nghề khác để học hỏi từng chút kinh nghiệm một để về phổ biến cho nhân dân trong phường cùng làm theo. Sự tiên phong ấy đã khiến các làng nghề truyền thống nhanh chóng hình thành. Ông Thanh tâm niệm rằng; cuộc sống ấm no của nhân dân luôn là điều quan trọng nhất. Từ vài nghệ nhân lèo tèo, ông Thanh đã chứng minh cho họ thấy trồng hoa là một lợi thế, cho thu nhập cao. Chẳng mấy chốc đến nay đã có gần 300 hộ gia đình trồng hoa. Làng hoa cúc Phong Phú 2 được tỉnh Khánh Hòa công nhận là làng hoa độc đáo.
Dốc đam mê vào các sản phẩm
Ông Thanh (bên trái) tin tưởng sẽ khởi sắc kinh tế nhờ các nghề truyền thống
Mỗi nghệ nhân ở Ninh Giang khi bắt tay làm bắt cứ sản phẩm nào cũng như dốc hết đam mê để sản phẩm được hấp dẫn hơn. Nghệ nhân Nguyễn Tiến Lại, thôn 2, phường Ninh Giang mỗi năm trồng đến gần 1.000 chậu hoa cúc cho biết; Kham khổ lắm mới tạo được thương hiệu “hoa cúc Ninh Giang”. Thế nên chúng tôi vừa trồng, chăm chút vừa có trách nhiệm giữ gìn thương hiệu đó cho thật tốt. Thương hiệu thể hiện qua chính chất lượng của sản phẩm. Hoa cúc Ninh Giang thân cây săn chắc, hoa bung nở đúng mùa. Những nghệ nhân trồng hoa không bao giờ dùng các loại hóa chất để kích thích cho hoa nở vì điều đó sẽ làm ảnh hưởng đến sức khỏe của người sử dụng. Ông Hết, một người cần mẫn và nặng lòng với nghề trồng hoa cũng cho biết; Cứ nghĩ là dễ nhưng thực chất không đơn giản. Cần sự tỉ mẫn từng chút một mới có những chậu hoa đẹp được. Không phải chỉ vì đẹp để bán mà đó còn là cái tâm và thẩm mỹ của người trồng hoa. Kỹ thuật trồng hoa cũng phải áp dụng chuẩn xác như; Với hoa cúc đơn 1 bông/cây: Vàng Đài Loan, vàng hè nên trồng với khoảng cách 12 x 15cm để có mật độ 400.000 cây/ha; Với hoa cúc cành (nhiều bông/cành) nên trồng với mật độ 15 x 18cm để có mật độ 300.000 cây/ha. Việc vun xới chỉ nên tiến hành khi cây còn nhỏ, khi cây đã lớn cần hạn chế. Với cúc đơn để 1 bông phải tỉa cành bấm nụ phụ, còn các bông để chùm thì tỉa bớt cành tăm và ngắt bỏ nụ chính để các nụ bên phát triển đồng đều. Xử lý ánh sáng ngày ngắn để thúc đẩy sự phân hóa mầm hoa và ra hoa bằng cách mỗi ngày che 3-4 giờ vào thời gian từ 16 đến 19 giờ hàng ngày. Thời gian che liên tục trong 15 ngày, cúc sẽ phân hóa mầm hoa và ra hoa theo ý muốn…Những kỹ thuật này không áp dụng tốt rất dễ sinh ra những chậu hoa xấu, hoa không đẹp đều.
Bàn tay của những nghệ nhân trồng hoa là vậy còn những nghệ nhân chế tác đá mỹ nghệ cũng tài hoa không kém. Tất cả đam mê như dốc dồn cả vào từng đường nét của sản phẩm. Theo các nghệ nhân thì; các sản phẩm tinh sảo mang tậm tính thân linh thịnh hành vào dịp mùa xuân như; các loại linh vật theo phong thủy như rồng, kỳ lân, tỳ hưu... hay các sản phẩm chạm khắc theo yêu cầu: chậu cảnh, bể cảnh, tượng nghệ thuật, các bức phù điêu đều được hướng đến đỉnh cao của sự tinh sảo. Nhờ vậy, sự hoá thân của đá thành các sản phẩm có giá trị như một mạch chảy tất yếu vậy. Ông Thanh vạch ra hy vọng đầy tươi sáng từ mùa xuân năm 2017 này rằng; với sự tìm tòi cộng với sự đoàn kết, chung tay của mọi người thì các thương hiệu đá mỹ nghệ, “cúc Ninh Giang” sẽ sớm chiếm lĩnh thị trường mà thôi.