Mái trường nuôi dưỡng ước mơ
- Giáo dục nghề nghiệp
- 18:32 - 09/12/2016
Trung tâm Giáo dục dạy nghề người tàn tật Nghệ An không còn cũ kỹ, rêu phong như những năm trước, giờ đây đã khang trang, sạch đẹp. Chất lượng dạy học ngày càng được nâng cao, mặc dù cơ sở vất chất có xuống cấp nhưng nhờ nội lực của cán bộ, giáo viên nhà trường nên chất ngày càng được nâng cao.
Các em học sinh khuyết tật đang học văn hóa
Được thành lập từ năm 1979, đến nay trung tâm đã đào tạo nghề, giới thiệu việc làm cho hàng chục ngàn người khuyết tật. Giám đốc Trung tâm Phan Bùi Hải, cho biết: “Mỗi năm, trung tâm tiếp nhận hàng chục trẻ khuyết tật (câm, điếc, khiếm thị, khuyết tật vận động). Khi mới vào trung tâm, các em sống khép nép và rất mặc cảm, tự ti. Ðể các em hòa nhập được với cộng đồng, khi trưởng thành có việc làm, cán bộ, giáo viên của trung tâm phải rất tâm huyết trong việc nuôi dưỡng, dạy chữ, dạy ngôn ngữ ký hiệu và dạy kỹ năng sống cho các em. Học hết chương trình tiểu học, các em được chuyển sang học nghề phù hợp trước khi bước vào cuộc sống tự lập”.
Học sinh tự kỷ đang được hỗ trợ chăm sóc tại trung tâm
Hiện nay, trẻ khuyết tật đang được trung tâm nuôi dưỡng và giáo dục bằng ngôn ngữ ký hiệu và qua ánh mắt, cử chỉ, ở các em toát lên sự hồn nhiên, sự tự tin hướng tới những điều tốt đẹp của cuộc sống.
Sau khi tốt nghiệp các em được các doanh nghiệp tiếp nhận vào làm việc. Nhiều em đã tự mở cửa hàng, cửa hiệu và sản xuất, kinh doanh có hiệu quả.
Cùng với Trung tâm, cán bộ, nhân viên của Trung tâm đã dành nhiều tâm huyết cho các chương trình đào tạo nghề giới thiệu việc làm cho người khuyết tật.
Các em học sinh mới 13 tuổi nhưng đã thêu được những bức tranh như thế này. Sau 5 năm nữa các em sẽ có một tay nghề chắc chắn để vào đời
Hằng năm trung tâm phối hợp với nhiều doanh nghiệp, đã tạo việc làm cho hàng trăm trẻ em khuyết tật ở trung tâm. Các nghề chính là may, thêu;,mộc dân dụng, mỹ nghệ; điện dân dụng... Người khuyết tật, sau khi hoàn thành chương trình đào tạo đã có việc làm có thu nhập ổn định, đảm bảo cuộc sống. Từ những người sống lệ thuộc, luôn mặc cảm, tự ti, họ đã hòa nhập với cộng đồng, có khả năng lao động không những tự nuôi sống bản thân mà còn đóng góp cho xã hội.
Tại lớp học may này tất cả các em độ tuổi 14-16 tuổi đều tự mình đã may hoàn thiện một bộ áo quần
Trong hàng ngàn người khuyết tật tốt nghiệp khoá học đã có nhiều người trở thành chủ doanh nghiệp, giám đốc công ty, đã tạo việc làm cho hàng ngàn người khuyết tật khác như vợ chồng Mai Hồng Quân, là học viên tốt nghiệp từ trung tâm, sau đó mở cửa hiệu tự thiết kế, sản xuất giới thiệu và bán chăn ga gối nệm rèm cửa ri đô. Hiện nay đã trở thành chủ nhân cửa hiệu tại thành phố vinh. Không những nuôi sống mình mà còn làm giàu, tạo việc làm cho hàng chục lao động là người khuyết tật.
Lớp học mộc dân dụng
Ông Hải cho biết thêm: “Hiện nay cơ sở vật chất cũng đã xuống cấp nhiều. Đồ dùng dạy học thì chủ yếu là nội lực anh em tự sáng tạo. Vừa qua thi thiết bị tự làm toàn quốc cũng đạt giải khuyến khích. Chế độ cho các cháu còn thấp quá. Chưa có chế độ nội trú như các trường nội trú, mặc dù các em cũng đang học nội trú. Hy vọng các em được chế độ đó”.