Định hướng và giải pháp đào tạo nghề của Thành phố Hà Nội đến năm 2030
- Giáo dục nghề nghiệp
- 13:31 - 27/01/2024
- Hà Nội phấn đấu đào tạo nghề cho cho 235.000 lượt người trong năm 2024
- Hợp tác đào tạo nghề Nhật Bản, mở ra cơ hội làm việc và nâng cao tay nghề cho lao động Việt Nam
- Đổi mới, tạo sự chuyển biến về quy mô, chất lượng, hiệu quả của giáo dục nghề nghiệp
- Dấu ấn phát triển lĩnh vực Giáo dục nghề nghiệp trong năm 2023
PGS.TS Mạc Văn Tiến, Viện Khoa học giáo dục và Quản lý kinh tế, Chủ nhiệm đề tài cho biết, Trong Kế hoạch số 142/KH-UBND về thực hiện Chương trình hỗ trợ phát triển thị trường lao động thành phố Hà Nội đến năm 2030, do UBND thành phố Hà Nội ban hành ngày 8/6/2021 đã đặt ra tỷ lệ lao động qua đào tạo đạt 75-80%, trong đó lao động qua đào tạo nghề có bằng cấp, chứng chỉ đạt 55-60% vào năm 2025 và đạt trên 60% vào năm 2030 (mỗi năm đào tạo nghề cho 230.000 lượt người); tỷ lệ lao động có các kỹ năng công nghệ thông tin đạt 80% vào năm 2025 và 90% vào năm 2030; đến năm 2025, 85% thanh niên trong lực lượng lao động được giáo dục nghề nghiệp và kỹ năng nghề nghiệp để thích ứng, hội nhập với thị trường lao động trong nước và quốc tế do đó việc thực hiện đề tài nghiên cứu “Định hướng và giải pháp đào tạo nghề của thành phố Hà Nội đến năm 2030” là rất cần thiết nhằm đạt được các mục tiêu trong kế hoạch 142/KH-UBND đã đề ra và thích ứng với sự thay đổi của công nghệ trong bối cảnh CMCN 4.0 là cần thiết và là xu thế tất yếu trong thời đại ngày nay, góp phần giúp cho nền kinh tế - xã hội của thành Phố Hà Nội vượt lên trong với bối cảnh đầy thách thức của cuộc CMCN 4.0, chuyển đổi số, kinh tế số đang diễn ra.
Theo PGS.TS Mạc Văn Tiến, Trong khuôn khổ hoạt động nghiên cứu của đề tài “ Định hướng và giải pháp đào tạo nghề của Thành phố Hà Nội đến năm 2030”, được triển khai nghiên cứu từ tháng 7 năm 2022. Theo kế hoạch, đề tài sẽ có 5 Hội thảo khoa học. Trong 4 Hội thảo trước, đề tài đã có các tham luận của các nhà khoa học, các nhà quản lý về GDNN ở trung ương và Hà Nội về những vấn đề lý luận có liên quan đến đào tạo nghề; thực trạng đào tạo nghề trên địa bản Hà Nội và những quan điểm, định hướng và giải pháp đào tạo nghề của TP. Hà nội đến năm 2030.
Thông qua các báo cáo tham luận và thực tế khảo sát, đề tài đã đưa ra những vấn đề lý luận chung về đào tạo nghề trong bối cảnh mới; có những đánh giá đa chiều về các hoạt động đào tạo nghề cũng như thực trạng công tác quản lý đào tạo nghề của Hà Nội. Trên cơ sở nghiên cứu lý luận và đánh giá thực trạng, các tham luận cũng đưa ra một số giải pháp đào tạo nghề cho thành phố Hà nội đến năm 2030. Đây là những cơ sở quan trọng để BCN đề tài tổng hợp, chắt lọc để đưa vào báo cáo tổng hợp của đề tài.