THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 05:57

Đào tạo nghề, hỗ trợ người khuyết tật tìm việc

 

Đó cũng là một trong những lý do khiến cuộc sống của họ gặp khó khăn, cản trở mong muốn tìm việc làm để giảm bớt sự lệ thuộc vào gia đình. Tuy nhiên, với những khó khăn của bản thân, để sự hòa nhập cộng đồng tốt hơn cần sự chung tay của nhiều cấp và tổ chức đoàn thể.

Cần xóa bỏ rào cản về tâm lý

Để giúp họ không bị phụ thuộc vào gia đình cũng như xóa bỏ rào cản về mặt tâm lý, Sở LĐ-TB&XH thành phố Hà Nội cho biết hàng năm, Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội đều tổ các các phiên giao dịch việc làm lồng ghép cho lao động là NKT. Tính đến tháng 10 năm nay, Trung tâm tổ chức được 4 phiên lồng ghép tại sàn giao dịch việc làm chính ở 215 phố Trung Kính và 6 phiên lưu động tại các quận, huyện. Ở đó đã có 320 DN tham gia tuyển dụng lao động là NKT và 1.073 NKT tham gia ứng tuyển. Với sự hỗ trợ này, trong năm 2016 đã có 345 NKT được giới thiệu việc làm và 109 NKT được giới thiệu học nghề.

Bà Vũ Thị Thanh Liễu - Phó Giám đốc Trung tâm Dịch vụ việc làm Hà Nội chia sẻ những công việc mà NKT tham gia ứng tuyển đơn giản, nhẹ nhàng, phù hợp với sức khỏe và điều kiện đi lại, ví dụ như: may cờ, thêu tay, đan bó chổi chít, làm các sản phẩm lưu niệm... “Thu nhập của NKT được các doanh nghiệp (DN) trả theo sản phẩm làm ra. Đây cũng là cách góp phần khuyến khích, động viên họ làm việc. Với nhiều NKT, đến sàn giao dịch việc làm ứng tuyển và trả lời phỏng vấn là cả vấn đề, thậm chí họ phải vượt lên chính mình”, bà Liễu nói. 

Chị Phạm Thị Lan (40 tuổi), NKT ở quận Bắc Từ Liêm (Hà Nội) đến phiên giao dịch việc làm cho NKT do Trung tâm dịch vụ việc làm Hà Nội tổ chức với mong muốn tìm công việc may tại gia đình nhưng hầu hết các đơn vị đều không yêu cầu làm tại xưởng. “Hiện nay tôi có con nhỏ, khó có thể đi làm việc tại xưởng tập trung và mong muốn nhận việc về nhà làm để có nguồn thu nhập. Tôi đã tìm kiếm thông tin việc làm nhiều nơi nhưng chưa có chỗ làm mới đáp ứng được nguyện vọng”, chị Phạm Thị Lan chia sẻ.

Cũng là NKT, anh Mai Công Dương, quản lý nhân sự Cty may nhân đạo Mai Hoa thấy trở ngại lớn nhất là vấn đề học nghề. Thời gian học nghề cho NKT có khi gấp 3-4 lần so với người thường. Việc tiếp thu kiến thức, kỹ năng nghề phụ thuộc rất nhiều vào mức độ và dạng khuyết tật. Tuy nhiên, về phía bản thân NKT cũng phải vượt qua tự ti, mặc cảm để vươn lên”.

Do đó, có thể thấy, khi đã vượt qua rào cản tâm lý, NKT cảm thấy rất tự tin, thể hiện ở việc tự đi tìm kiếm thông tin mà các DN tuyển dụng. Không chỉ thế, NKT còn tìm kiếm cả những vị trí việc làm mà DN tuyển dụng người lao động bình thường. “Theo dõi các phiên giao dịch việc làm cho NKT, chúng tôi thấy, càng ngày người lao động khuyết tật càng phấn khởi, vui vẻ trả lời phỏng vấn. Thậm chí họ tham gia biểu diễn văn nghệ tại Trung tâm rất say sưa”, bà Liễu cho hay. 

Bày tỏ sự đồng thuận, bà Nguyễn Thị Châu Loan, Phó Chủ tịch Hội NKT huyện Thanh Trì (Hà Nội) cho biết: Chúng tôi phân loại các dạng khuyết tật từ cơ sở để từ đó có tư vấn đào tạo nghề và tìm việc làm phù hợp. Hiện nhiều ngành nghề mà NKT lựa chọn là may mặc, công nghệ thông tin, pha chế đồ uống, thủ công mỹ nghệ… Do đặc thù của NKT muốn sống gần gia đình đã có sự hộ trợ từ người thân nên rất mong có những phiên giao dịch việc làm tại cơ sở.

Bố trí vay vốn vay ưu đãi để NKT có thể tự tạo việc làm 

Trong khi đó, anh Nguyễn Hữu Truyền- NKT, chủ cơ sở vi tính tại quận Cầu Giấy cho biết: Để DN thu hút NKT vào làm việc cần các chính sách hỗ trợ từ vay vốn, ưu đãi thuế, dạy nghề. Nhà nước cũng đã có nhiều chính sách ưu đãi nhưng khi thực thi tại cơ sở lại yêu cầu rất nhiều thủ tục, giấy tờ nên khó tiếp cận với những ưu đãi này.

Còn ông Trịnh Xuân Dũng, Phó Chủ tịch Hội NKT Hà Nội thừa nhận, tìm việc đã khó nhưng duy trì công việc của NKT còn khó hơn rất nhiều. Do đó, nhiều NKT tại Hà Nội triển khai chương trình hỗ trợ vay vốn ưu đãi để những NKT có thể mở dịch vụ tại gia như may mặc, phát triển chăn nuôi, trồng trọt.... Từ nhu cầu này và sự hỗ trợ của thành phố Hà Nội, từ năm 2012 đến nay, Hội NKT thành phố Hà Nội cho gần 2.000 hội viên vay hơn 24 tỷ đồng để phát triển kinh tế hộ. “Tuy nhiên rào cản lớn khi đi tìm việc đối với những NKT có trình độ là hạ tầng kỹ thuật đều chưa phù hợp khiến NKT đi lại khó khăn. Còn với nhiều NKT có thể làm việc giản đơn thì chưa được đào tạo nghề và tìm việc phù hợp”, ông Dũng trăn trở. 

Chia sẻ những khó khăn khi đi tìm việc của NKT, ông Nguyễn Văn Hồi, Cục trưởng Cục Bảo trợ xã hội (Bộ LĐ-TB&XH) cho biết: Hiện NKT chiếm 8% dân số. Trong những năm qua, Nhà nước đã có những chính sách để giúp họ được học nghề, trợ cấp khó khăn. Trong đó có đề án nghề công tác xã hội để hỗ trợ giúp đỡ NKT hòa nhập với cộng đồng. Thống kế cho thấy, khoảng 30% NKT vẫn có sức khỏe có mong muốn tìm việc làm để có thu nhập giúp đỡ gia đình và xóa bỏ mặc cảm, hòa nhập với cộng đồng. 

Do đó, theo ông Hồi, để kết nối việc làm cho NKT, hệ thống các trung tâm dịch vụ việc làm trong cả nước cần có sự kết nối với những trung tâm dạy nghề, hội NKT tại địa phương.

Bên cạnh đó, các tỉnh thành cần có bố trí vay vốn vay ưu đãi để NKT có thể tự tạo việc làm trong lĩnh vực phi kết cấu, dịch vụ tại gia để hòa nhập với cộng đồng.

 

Hà Nội có 90.000 NKT nhưng phần lớn vẫn sống phụ thuộc vào gia đình. Hiện có khoảng 30% NKT tại Hà Nội đang có nhu cầu học nghề, tìm kiếm việc làm để hòa nhập với xã hội.

NGUYỄN THANH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh