CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 02:14

Tiếp sức cho người dân vươn lên thoát nghèo

Vòng A Lộc ở thôn 8 xã Quảng Khê trước đây thuộc diện hộ nghèo do thiếu vốn sản xuất, lại ở từ Long Khánh đến lập nghiệp chưa quen với khí hậu thổ nhưỡng nên trồng cây gì năng suất cũng thấp, thêm nữa do giá cả ở những năm 1994-1995 các loại cây nông sản ở Tây Nguyên như cà phê, chè, tiêu, điều đều bấp bênh nên gia đình anh cũng như nhiều hộ nông dân trong vùng gặp nhiều khó khăn trong sản xuất và cuộc sống.

                                            Hàng trăm hộ dân đã có nhà kiên cố

Không nản chí trong làm ăn, nhất là biết dựa vào thế mạnh đất đai tài nguyên phong phú, tươi tốt ở Tây Nguyên, anh Lộc nghiên cứu, tìm tòi các loại cây trồng phù hợp với chất đất tại đây. Các lớp tập huấn mở cho nông dân về kỹ thuật cây trồng, vật nuôi anh cũng đều tham gia. Rồi anh bắt tay vào trồng tiêu. Những năm đầu do đất có nhiều côn trùng như sùng đã phá hoại làm ảnh hưởng đến sự phát triển của cây tiêu. Với quyết tâm tìm hiểu, dần dần anh đã rút ra bài học kinh nghiệm là không trồng cây nhỏ nữa mà ươm cây giống cho đạt, cọng bự mới trồng và xử lý môi trường đất tốt, tiêu diệt côn trùng để không phá hoại cây giống. Không chỉ chịu khó học hỏi về kỹ thuật trồng tiêu, cà phê, anh Lộc còn được chính quyền địa phương xét duyệt cho vay vốn ngân hàng chính sách xã hội với lãi suất ưu đãi để đầu tư phát triển sản xuất. Ban đầu chỉ với mức vay 3 triệu đồng, nhưng do uy tín đầu tư làm ăn đúng mục đích, sau các lần trả nợ ngân hàng anh được xét duỵệt vay đáo hạn tăng lên 5 triệu, 10 triệu, rồi mới đây anh được vay 40 triệu để mở rộng sản xuất. Cùng với anh Lộc, còn có hàng chục người khác vươn lên giàu có nhờ làm ăn cách này.

                                                 Được tiếp sức nhiều gia đình vươn lên khá giả

 Gia đình chị H’Ôc hoàn cảnh gia đình nghèo do rủi ro bất khả kháng. Do nhà bị chập điện gây ra hoả hoạn đã thiêu rụi căn nhà và tài sản trong gia đình. Chính quyền địa phương đã xét hỗ trợ cho gia đình chị làm nhà tổng cộng 35 triệu đồng. Trong đó gia đình được vay 8 triệu đồng Ngân hàng CSXH tỉnh cho vay 7 triệu đồng và Ngân hàng đầu tư phát triển hỗ trợ 20 triệu đồng. Gia đình chị vay mượn, tích luỹ bỏ thêm vào xây dựng ngôi nhà 100 m2 khá khang trang. Chị H’ Ôc lạc quan cho biết: nếu không vì rủi ro hoả hoạn thì gia đình chị làm ăn cũng khá vững vàng. Bây giờ được nhà nước quan tâm hỗ trợ lúc hoạn nạn gia đình rất cảm kích. Có được nhà ở rồi giờ chỉ lo làm ăn thôi, cố gắng dành dụm tích luỹ chẳng bao lâu cũng vươn lên thoát nghèo thôi.

Theo UBND huyện Đắk Glong thì; Chương trình giảm nghèo của huyện hàng năm đều được các cấp uỷ Đảng, chính quyền địa phương, các ban ngành đoàn thể từ huyện đến cơ sở quan tâm thực hiện. Từ việc hỗ trợ các chính sách về giáo dục, y tế, đất sản xuất, nhà ở cho đồng bào dân tộc thiểu số theo chương trình 134, huyện cũng rất chú trọng đến các giải pháp trọng tâm để giúp cho các hộ nghèo phát triển kinh tế hộ, sản xuất ổn định như xét duyệt vốn vay cho hộ nghèo phát triển sản xuất, hỗ trợ làm nhà ở theo chương trình 167. Nhiều hộ nghèo được vay vốn Ngân hàng CSXH đã đầu tư trồng cà phê, tiêu, chè, điều, chăn nuôi heo, bò, gà vươn lên thoát nghèo một cách bền vững. Năm 2016 thôi, đã hỗ trợ xây dựng hàng trăm căn nhà kiên cố rồi.

ĐH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh