Tại sao các nhà báo nữ hay bị quấy rối tình dục?
- Văn hóa
- 22:55 - 29/11/2019
Theo nghiên cứu "Phụ nữ và Báo chí ở Việt Nam" do Viện Đào tạo Báo chí Thuỵ Điển (FOJO) thực hiện năm 2018, tình trạng quấy rối tình dục đối với các nhà báo ở mức cao, trên 27% phóng viên nữ được khảo sát cho biết đã từng bị quấy rối tình dục. Trong khi đó, cơ chế hướng tới mục tiêu xử lý các vấn đề này còn chưa triệt để.
Bản hướng dẫn này được thiết kế cho cả cơ quan báo chí và nhân viên trong ngành truyền thông phòng tránh, giải quyết những vấn đề liên quan đến quấy rối tình dục tại nơi công sở. Cuốn sách làm rõ hơn khái niệm quấy rối tình dục tại nơi làm việc, hướng dẫn cho cơ quan báo chí phòng chống quấy rối tình dục, hướng dẫn khiếu nại, quy trình giải quyết khiếu nại...
Bản hướng dẫn làm rõ hơn khái niệm quấy rối tình dục tại nơi làm việc, hướng dẫn cho cơ quan báo chí phòng chống quấy rối tình dục, hướng dẫn khiếu nại, quy trình giải quyết khiếu nại... Đồng thời, cũng chỉ ra rằng bất kỳ hành vi (thể xác, lời nói, tiếng động, cử chỉ) liên quan đến tình dục mà không được mong đợi và người kia nhận thấy bị xúc phạm thì đều bị coi là quấy rối tình dục. Các hành vi như huýt sáo (có hành vi bỡn cợt), trò đùa không phù hợp về tình dục, nhìn chằm chằm hoặc liếc, nháy mắt, tặng quà không mong muốn, có tiếp xúc thể xác không mong muốn... đều có thể coi là hành vi quấy rối tình dục.
Cuốn sách "Quấy rối tình dục trong truyền thông - Nhận biết, ngăn chặn và xử lý dành cho lãnh đạo và nhân viên" là bước đi đầu tiên đầy hy vọng cho chặng đường hướng đến một nền công nghiệp truyền thông không có vấn đề quấy rối tình dục, từ đó đặt ra những quy chuẩn thực thi tốt nhất. Để bản hướng dẫn triển khai trong thực tiễn, Cục Báo chí sẽ tổ chức tập huấn thực hành cho phóng viên, toà soạn báo để nhận biết, xây dựng quy trình, hướng dẫn ứng xử các vấn đề về quấy rối tình dục.
Ông Phạm Ngọc Tiến, Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới (Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội) cho biết, vấn đề quấy rối tình dục là nội dung nhiều cơ quan thông tấn báo chí chia sẻ, lên tiếng, và cơ quan pháp luật cũng đã xử lý. Vấn đề quấy rối tình dục nơi làm việc đã được đề cập trong Bộ luật Lao động năm 2012. Tuy nhiên vướng mắc là Luật không đưa ra được định nghĩa cụ thể về quấy rối tình dục, vì vậy, xử lý các vấn đề này còn chưa triệt để. Bộ luật Lao động sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua đã làm rõ khái niệm: "Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là các hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động".
Ông Phạm Ngọc Tiến, Vụ trưởng Vụ Bình đẳng giới, vấn đề quấy rối tình dục là nội dung nhiều cơ quan thông tấn báo chí chia sẻ, lên tiếng, và cơ quan pháp luật cũng đã xử lý. Vấn đề quấy rối tình dục được đề cập đến Bộ luật Lao động năm 2012. Tuy nhiên, Bộ luật không đưa ra được định nghĩa thế nào là quấy rối tình dục nơi làm việc. Trong bộ luật Lao động sửa đổi vừa được Quốc hội thông qua đã làm rõ khái niệm: Quấy rối tình dục tại nơi làm việc là các hành vi có tính chất tình dục của bất kỳ người nào đối với người khác tại nơi làm việc mà không được người đó mong muốn hoặc chấp nhận. Nơi làm việc là bất kỳ nơi nào mà người lao động thực tế làm việc theo thỏa thuận hoặc phân công của người sử dụng lao động.
"Trong cuốn tài liệu đã đưa ra được nội dung nội hàm khá cụ thể, rất mong những hành vi sẽ liệt kê được. Chúng tôi cũng đã tranh luận nhiều với các cơ quan soạn thảo về vấn đề này để đưa ra định nghĩa rõ ràng, tài liệu rất hữu ích và giá trị trong công tác bình đẳng giới và phòng chống bạo lực, xâm hại trên cơ sở giới. Các cơ quan cần đưa vào trong xây dựng quy chế của các cơ quan về nội dung này", ông Tiến nhấn mạnh.