Quảng Ngãi: Hội thảo lấy ý kiến dự thảo Bộ luật Lao động
- Bài thuốc hay
- 20:44 - 21/05/2019
- Sửa đổi Bộ luật Lao động: Chính phủ tiếp tục lắng nghe với tinh thần cầu thị
- Quốc hội sẽ cho ý kiến về Bộ luật Lao động (sửa đổi)
- TP.HCM: Tổ chức góp ý Dự thảo Bộ Luật Lao động (sửa đổi)
- Tiếp tục lắng nghe, hoàn thiện dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi) với chất lượng tốt nhất
- Sự cần thiết sửa đổi Bộ luật Lao động
- Phiên họp 34 Ủy ban thường vụ Quốc hội: Sẽ cho ý kiến về Dự án Bộ Luật lao động (sửa đổi)
- Mời góp ý Dự thảo Tờ trình và Dự thảo Bộ luật Lao động (sửa đổi)
- Cần cụ thể hóa một số điều trong Bộ Luật Lao động sửa đổi đối với nhóm yếu thế
Hội thảo đã cung cấp các tài liệu liên quan về Bộ luật Lao động sửa đổi cho các đại biểu như: Phạm vi điều chỉnh, đối tượng áp dụng, giải thích từ ngữ, chính sách của Nhà nước về lao động, quyền và nghĩa vụ của người lao động và người sử dụng lao động...
Hội thảo có sự tham gia của trên 200 đại biểu.
Hội thảo thảo luận 16 chương với 221 điều quy định cụ thể ở các chương như: Viêc làm, tuyển và quản lý lao động, hợp đồng lao động, thực hiện hợp đồng lao động, sửa đổi, bổ sung, chấm dứt hợp đồng lao động, cho thuê lại lao động, học nghề, đào tạo, bồi dưỡng nâng cao trình độ kỹ năng nghề. Đối thoại tại nơi làm việc, thương lượng tập thể, thỏa ước lao động tập thể, Ttền lương, thời gian làm việc, thời gian nghỉ ngơi với người làm công việc có tính chất đặc biệt. Kỷ luật lao động, trách nhiệm vật chất. An toàn lao động, vệ sinh lao động. Những quy định riêng đối với lao động nữ và thúc đẩy bình đẳng giới. Những quy định riêng đối với lao động chưa thành niên và một số lao động khác. Đình công, quản lý nhà nước về lao động, thanh tra lao động, xử phạt vi phạm pháp luật về lao động và các điều khoản thi hành...
Ông Lương Kim Sơn,Tỉnh ủy viên, GĐ Sở LĐ-TB&XH chủ trì hội thảo.
Phát biểu tại Hội thảo, ông Lương Kim Sơn, Tỉnh ủy viên, GĐ Sở LĐ-TB&XH nhấn mạnh: Quảng Ngãi hiện có trên 6000 doanh nghiệp đăng ký kinh doanh, giải quyết việc làm cho trên trên 80 ngàn động. Vì vậy, việc tham gia hội thảo lần này có ý nghĩa hết sức quan trọng không chỉ với các doanh nghiệp, mà cũng là dịp để các sở, ban, ngành, các địa phương tham gia những ý kiến góp vào dự thảo Bộ luật Lao động sửa đổi, bổ sung, dự kiến sẽ được trình ra Quốc hội vào đầu tháng 6 tới.
Tại hội thảo, các đại biểu nhất trí tán thành việc cần thiết phải sửa đổi Bộ luật Lao động cho phù hợp với Hiến pháp năm 2013, các văn bản pháp luật liên quan cũng như tình hình thực tế. Việc sửa đổi Bộ luật Lao động cần phải trên tinh thần của Hiến pháp, quy định về tổ chức Công đoàn trong Hiến pháp; bảo vệ quyền, lợi ích hợp pháp của giai cấp công nhân và người lao động, thể hiện được bản chất công nhân và tinh thần nhân văn của chế độ XHCN.
Đồng thời, các đại biểu đã thảo luận, cho ý kiến vào nhiều nội dung quan trọng của Bộ luật Lao động (sửa đổi).Trong đó,chủ yếu là các vấn đề về thời gian làm việc và giờ nghỉ ngơi; về tổ chức đại diện của người lao động tại cơ sở; vấn đề tuổi nghỉ hưu; tiền lương; thương lượng và thỏa ước lao động tập thể; tranh chấp lao động, đình công; quyền đơn phương chấm dứt hợp đồng lao động của người lao động; giải quyết tranh chấp lao động...
Với lần sửa đổi, bổ sung lần thứ 5 này cho thấy vấn đề lao động - việc làm có ảnh hưởng rất lớn đến đời sống xã hội cũng như phát triển kinh tế của đất nước. Do đó, việc lấy ý kiến, thảo luận của các đại biểu dự hội thảo cũng là cơ sở để ngành thu thập và sớm tổng hợp trình lên Bộ LĐ-TB&XH. Tại hội thảo lần này, những vấn đề bất cập cần được nêu ra như vấn đề tiền lương, hợp đồng lao động, lao động nữ, người nước ngoài làm việc có thời hạn tại Việt Nam... Đối với những phát sinh trong quá trình thực hiện Bộ luật Lao động hiện nay như: Thời giờ làm việc, thỏa ước lao động tập thể, đình công cũng cần được mổ sẻ để đưa ra những giải pháp với từng địa phương sao cho phù hợp.
Bộ luật Lao động sau nhiều năm cũng đã bộc lộ nhiều bất cập như chưa đáp ứng được sự phát trển nhanh chóng và mạnh mẽ của thị trường lao động, yêu cầu về nâng cao năng xuất lao động, yêu vầu về cải tiến quản trị doanh nghiệp, nhất là tác dộng của cuộc cách mạng công nghệ 4.0. Tại các diễn đàn về lao động, các doanh nghiệp đã nêu ra những đề xuất về việc Bộ luật Lao động cần sửa đổi, bổ sung một số điều xoay quanh quy định về tiền lương, làm thêm giờ, quản lý lao động, nhằm tạo khung pháp lý thông thoáng hơn, linh hoạt hơn cho doanh nghiệp để nâng cao sức cạnh tranh cho doanh nghiệp trong thời kỳ mới...