Những chợ bán đồ 'bỏ đi' độc đáo ở miền Tây Nam bộ
- Huyệt vị
- 12:32 - 09/07/2015
- "Thần đồng" miền Tây Nam bộ
- Cầu khỉ trong đời sống của sông nước miền Tây
- Thiếu nữ miền Tây khai thêm nhiều 'đại gia' mua dâm
- Chuyện giải cứu thiếu nữ khỏi 'động mại dâm' miền Tây
- Ly kỳ chuyện săn cá hô ở miền Tây
- Thiếu nữ miền Tây tố bị 4 bạn nhậu… cưỡng hiếp
- Vietnam’s Next Top Model 2015: Ai vào vòng 2 khu vực miền Tây ?
.
Chợ phân rơm ở phường Tân Quy Tây, (TP Sa Đéc, Đồng Tháp) đã có hơn 15 năm nay. Chợ này quy tụ mỗi ngày cả trăm chiếc ghe chở phân rơm về đây bán cho các hộ trồng cây kiểng
Anh Nguyễn Văn Chiến, ở Cần Thơ làm nghề mua bán phân rơm cho biết, anh thường đi thu gom những đống phân rơm đã được chất nấm. Thường thì hầu hết các sản phẩm này anh Chiến đều được cho không. Anh đem về phơi 2 - 3 nắng rồi xúc đi bán cho người trồng cây kiểng hay người làm rẫy
Bình quân 1 tuần lễ người chở phân rơm mục có thể thu nhập 2 - 3 triệu đồng (tùy ghe lớn nhỏ)
Chợ rơm nằm ở xã Tân Hòa, (huyện Lai Vung, Đồng Tháp) đã hình thành gần 10 năm nay, nằm cập trên tuyến sông Bông Súng. Mỗi ngày có hàng chục ghe rơm tươi từ 25 đến 40 tấn tập trung về bán lại cho những hộ làm nấm rơm
Ông Nguyễn Văn Tám, chuyên chở rơm từ đồng về đây bán cho biết, ngày trước rơm ở vùng tứ giác Long Xuyên và Đồng Tháp Mười nhiều vô kể. Sau mùa vụ, rơm đầy đồng, người ta đốt bỏ hoặc vứt đầy kênh rạch gây ô nhiễm. Thấy dân Tân Hòa mang ghe sang chở rơm, những người có rơm năn nỉ cho không rơm, chẳng lấy đồng nào
Ở xã Ô Lâm, (huyện Tri Tôn, An Giang),có một chợ khá độc đáo mà hàng hoá được mua bán duy nhất là cỏ. Thời điểm họp chợ cũng khá đặc biệt là vào buổi trưa hàng ngày. Chợ họp quanh năm, nhưng đông đúc nhất là vào mùa nước lũ.
Ông Chau Ty, Chủ tịch UBND xã Ô Lâm cho hay: “Việc cắt cỏ về bán ở Ô Lâm được xem như là mô hình làm ăn mùa nước nổi ở vùng đồng bào Khmer của huyện Tri Tôn. Đây cũng có thể xem là mô hình 'sống chung với lũ"
Anh Chau Nap ở ấp Phước Lộc, xã Ô Lâm cho biết, với chiếc tắc ráng nhỏ (tên 1 loại xuồng máy), vợ chồng anh thức dậy từ 3 - 4h sáng, tới những nơi có cỏ nhiều để cắt. Trung bình mỗi ngày cắt khoảng 80 bó cỏ, bán giá 2.500 đồng/bó, trừ tiền xăng, anh kiếm được trên dưới 150.000 đồng
Còn tại xã Cô Tô, (huyện Tri Tôn, An Giang) từ lâu đã hình thành chợ chuyên thu mua lá cây khô, để phục vụ nấu đường thốt nốt. Chợ hoạt động trong mùa nắng từ tháng 12 năm trước sang tháng 4 năm sau.
Do nhu cầu chơi đồ gỗ ngày càng nhiều, xuất phát từ đó tại xã Vĩnh Trung, (huyện Tịnh Biên, An Giang) có nhiều cơ sở điêu khắc mỹ nghệ từ gỗ. Nhiều người cũng lên núi, vào rừng đào lên những gốc cây cổ thụ khô đem ra bán với giá từ vài trăm ngàn đến vài chục triệu đồng. Chợ gốc cây khô cũng hình thành từ đó
Vào mùa lũ ở miền Tây, tại xã An Khánh,(huyện Châu Thành, Đồng Tháp) hình thành khu chợ chuyên thu mua lục bình của những người dân đi cắt bán
Lục bình là loại cây mọc hoang trên các sông rạch, không được chăm sóc nhưng lớn nhanh. Chợ bán lục bình giúp cho người dân nghèo ở miền Tây có công ăn việc làm ổn định và nguồn thu nhập từ 50.000 đến 150.000 đồng/ngày. Các cơ sở thu mua loại này về phơi khô làm hàng mỹ nghệ xuất khẩu sang Nhật Bản, Hàn Quốc và Đài Loan...
Ở huyện Trà Cú, (Trà Vinh) hình thành rất nhiều khu chợ nhỏ chuyên thu mua bán phân bò để phục vụ trồng hoa màu và cây ăn trái. Giá bán sản phẩm phế thải này từ 15.000 đến 20.000 đồng/bao phân, vừa giúp làm sạch môi trường, vừa đem về thu nhập cho người dân
Cây bắp sau khi thu hoạch xong trái thường là bỏ đi, nhưng gần đây thân và cùi bắp đã trở thành sản phẩm xuất khẩu sang Đài Loan và Nhật Bản. Sau khi thu hoạch bắp, người dân chặt cây, ép thành viên để xuất bán. Ông Lê Tấn Tài, Giám đốc công ty TNHH nông nghiệp Tài Lộc CNB (Cần Thơ) chuyên thu mua sản phẩm nói trên, cho biết vừa cho ra đời sản phẩm củi ép viên bằng thân và cùi bắp. Sản phẩm củi ép nói trên vừa làm thức ăn gia súc và cả phục vụ làm củi đốt, đơn vị này đã xuất khẩu mẻ hàng đầu tiên với số lượng trên 500 tấn.