THỨ BẨY, NGÀY 27 THÁNG 07 NĂM 2024 01:13

Huyệt Tý nhu, vị trí huyệt Tý nhu, tác dụng huyệt Tý nhu, ty nhu

TÝ NHU

Tên Huyệt:

Tên huyệt này có thể hiểu theo hai cách:

a- Vì huyệt nằm ở vùng thịt mềm (nhu) của cánh tay (tý) vì vậy gọi là Tý Nhu (Đtr.14) (Trung Y Cương Mục). Bản dịch Anh và Pháp theo ý này.

b- Vì huyệt có tác dụng châm trị cánh tay (tý) bị mềm yếu (nhu), không có sức (Châm Cứu Học Từ Điển), vì vậy gọi là Tý Nhu.

Tên Khác:

Bối Nhu, Bối Nao, Đầu Xung, Hạng Xung, Tý Nao.

Xuất Xứ:

Giáp Ất Kinh.

Đặc Tính:

+ Huyệt thứ 14 của kinh Đại Trường.

+ Huyệt giao hội của kinh Đại Trường với mạch Dương Duy và kinh Vị.

Vị Trí:

Vị trí huyệt tý nhu

Huyệt ở đầu cuối của cơ tam giác cánh tay, trên đường nối huyệt Khúc Trì (Đtr.11) và Kiên Ngung (Đtr.15) .

Giải Phẫu:

Dưới da là đỉnh cơ Delta, bờ ngoài cơ 2 đầu cánh tay, chỗ bám của cơ cánh tay trên vào xương, phía sau là phần rộng ngoài của cơ 3 đầu cánh tay, xương cánh tay.

Thần kinh vận động cơ là nhánh của dây thần kinh mũ, các nhánh của dây thần kinh cơ da và nhánh của dây thần kinh quay.

Da vùng huyệt chi phối bởi tiết đoạn thần kinh C5.

Tác Dụng:

Thông lạc, minh mục

Chủ Trị:

Trị vai đau, cánh tay đau, chi trên liệt, bệnh mắt.

Châm Cứu:

Châm thẳng hoặc châm vào bờ sau - trước xương cánh tay, sâu 1 - 1, 5 thốn. Khi bị bệnh về mắt, hướng mũi kim xiên lên phía giữa cơ Delta.

Cứu 3 - 5 tráng, Ôn cứu 5 - 10 phút.

 

Bích Hồng

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh