THỨ TƯ, NGÀY 04 THÁNG 12 NĂM 2024 09:49

Nguồn vốn tín dụng chính sách là “phao cứu sinh” giúp ngư dân Quảng Bình vươn khơi, bám biển

Với các tỉnh, thành duyên hải miền Trung, kinh tế biển đóng góp tỷ trọng lớn trong cơ cấu nền kinh tế. Ðể tiếp sức ngư dân vượt qua khó khăn để vươn khơi bám biển, xuyên suốt thời gian qua Đảng Nhà nước ta có nhiều chủ trương, chính sách phù hợp để hỗ trợ ngư dân vươn khơi, bám biển được an toàn và hiệu quả; thực hiện việc lồng ghép các nguồn vốn, các chương trình mục tiêu quốc gia trong đầu tư xây dựng kết cấu hạ tầng biển, các khu neo đậu tránh trú bão, các khu hậu cần dịch vụ nghề cá, khu dân cư ven biển… 

Không chỉ góp sức vào sự phát triển chung của địa phương, hoạt động vươn khơi bám biển của ngư dân Quảng Bình còn giữ vai trò quan trọng trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo quê hương.

Không chỉ góp sức vào sự phát triển chung của địa phương, hoạt động vươn khơi bám biển của ngư dân Quảng Bình còn giữ vai trò quan trọng trong bảo vệ chủ quyền biển, đảo quê hương.

Bên cạnh đó, là các chính sách tín dụng tập trung đầu tư, hỗ trợ ngư dân tiếp cận được nguồn vốn nhằm giải quyết những khó khăn, vướng mắc trong sản xuất và đời sống cho ngư dân, từ đó có điều kiện trả vốn vay hợp lý. 

Đơn cử như tại Quảng Bình, thời gian qua Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) tỉnh đã triển khai thực hiện hiệu quả Nghị quyết số 11/NQ-CP ngày 30/01/2022 của Chính phủ về Chương trình phục hồi và phát triển kinh tế - xã hội và triển khai Nghị quyết số 43/2022/QH15 của Quốc hội về chính sách tài khóa, tiền tệ hỗ trợ Chương trình; Nghị quyết số 181/NQ-CP ngày 02/11/203 của Chính phủ. 

Trao đổi với PV, đại diện NHCSXH chi nhánh Quảng Bình thông tin, từ đầu năm 2023 đến nay, Tổng giám đốc NHCSXH đã phân giao vốn các chương trình theo Nghị quyết 11/NQ-CP tăng thêm 544,7 tỷ đồng, theo đó chỉ tiêu dư nợ các chương trình theo Nghị quyết 11/NQ-CP là 1.055,7 tỷ đồng. 

Từ nguồn vốn tín dụng chính sách bà Hoàng Thị Thương (thôn Trung Bính xã Bảo Ninh) mạnh dạn đầu tư cơ sở sản xuất nước mắm nguyên chất.

Từ nguồn vốn tín dụng chính sách bà Hoàng Thị Thương (thôn Trung Bính xã Bảo Ninh) mạnh dạn đầu tư cơ sở sản xuất nước mắm nguyên chất.

Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Bình đã chỉ đạo đơn vị khẩn trương khảo sát đối tượng tập trung giải ngân, doanh số giải ngân theo Nghị quyết 11/NQ-CP năm 2022-2023 là 1.054,7 tỷ đồng, kết quả dư nợ đến 30/11/2023 đạt 1.011.895 triệu đồng với 9.501 món vay, đạt 95,8% kế hoạch tăng trưởng. 

Tháng cuối năm 2023, NHCSXH tỉnh tiếp tục giải ngân thêm 25,9 tỷ đồng, đưa dư nợ cho vay chương trình hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm theo Nghị quyết 181/NQ-CP đến 31/12/2023 đạt 220 tỷ đồng với 3.435 lao động được vay vốn, hoàn thành 100% kế hoạch giao.

“Đặc biệt, ngày 02/11/2023 Chính phủ Ban hành Nghị quyết số 181/NQ-CP về việc điều chỉnh nhiệm vụ chi thực hiện các chính sách cho vay ưu đãi thông qua Ngân hàng Chính sách xã hội theo Nghị quyết số 11/NQ-CP, theo đó Chi nhánh NHCSXH tỉnh Quảng Bình được phân giao bổ sung 220 tỷ đồng chương trình hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm. Đến ngày 30/11/2023 chi nhánh NHCSXH đã giải ngân được 194,1 tỷ đồng với 3.102 khách hàng, bình quân 63 triệu đồng/lao động”, vị đại diện thông tin thêm. 

Điển hình như hộ gia đình ông Đào Mạnh Hùng (thôn Hà Thôn, xã Bảo Ninh TP Đồng Hới), ông Nguyễn Văn Hậu (thôn Trung Bính xã Bảo Ninh, TP Đồng Hới),…đều được vay 80 triệu đồng/hộ từ nguồn vốn vay hỗ trợ tạo việc làm duy trì và mở rộng việc làm. 

Trước khi chưa được vay vốn gia đình những ngư dân thuộc diện khó khăn, từ khi được tiếp cận nguồn vốn tín dụng chính sách, hiện nay các gia đình đã đầu tư mua ngư cụ, tu sữa tàu thuyền để đánh bắt khai thác hải sản tạo việc làm cho các thành viên trong gia đình, từ đó cuộc sống ngày càng khá giả hơn.  

Nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách, ngư dân đã đầu tư mua ngư cụ, tu sữa tàu thuyền để đánh bắt khai thác hải sản tạo việc làm cho các thành viên trong gia đình.

Nhờ nguồn vốn tín dụng chính sách, ngư dân đã đầu tư mua ngư cụ, tu sữa tàu thuyền để đánh bắt khai thác hải sản tạo việc làm cho các thành viên trong gia đình.

Đến nay, tỉnh Quảng Bình có hơn 3.800 chủ tàu cá được vay vốn tín dụng chính sách từ Ngân hàng chính sách xã hội tỉnh Quảng Bình.

Qua đó có thể khẳng định: Từ nguồn vốn chính sách đã góp phần giúp cho ngư dân gia tăng được nguồn thu, cũng như hiệu quả từ kinh tế biển. Đặc biệt, đây cũng chính là điểm tựa vững chắc để bà con nhân dân nơi đây có thể vươn lên thoát nghèo, dần dần phát kinh tế hộ gia đình ngày khá giả, cuộc sống ấm lo hạnh phúc hơn.  

XUÂN TRƯỜNG - XUÂN PHƯƠNG

Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh