THỨ NĂM, NGÀY 21 THÁNG 11 NĂM 2024 07:36

Nguồn vốn tín dụng chính sách là "đòn bẩy" giúp Bình Phước giải quyết việc làm, giảm nghèo bền vững

Trên tinh thần Nghị quyết số 11/NQ-CP, những tháng đầu năm 2023, chi nhánh NHCSXH tỉnh Bình Phước đã thực hiện giải ngân cho 17.609 lượt khách hàng với doanh số cho vay đạt 773.458 triệu đồng (tính đến ngày 31/5/2023).

Các chương trình tín dụng cho vay theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ, đã hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm cho 21.606 lao động. Tổng nguồn vốn cho vay tín dụng chính sách trên địa bàn tỉnh là 3.664 tỷ đồng.

NHCSXH Bình Phước tiếp sức hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn.

NHCSXH Bình Phước tiếp sức hộ sản xuất, kinh doanh vùng khó khăn.

Trong đó nguồn vốn cho vay hỗ trợ việc làm và duy trì mở rộng việc làm là 590.574 triệu đồng, nguồn Quỹ quốc gia về việc làm là 67.055 triệu đồng, nguồn vốn do NHCSXH huy động là 179.994 triệu đồng, nguồn vốn cho vay theo Nghị quyết số 11/NQ-CP của Chính phủ là 150.000 triệu đồng, nguồn vốn do ngân sách địa phương ủy thác NHCSXH cho vay là 193.525 triệu đồng.

Tổng dư nợ đến nay đạt 588.319 triệu đồng với 12.114 khách hàng còn dư nợ, bình quân dư nợ đạt 48,57 triệu đồng/khách hàng. Đến ngày 31/5/2023, nợ quá hạn chỉ còn 252 triệu đồng, chiếm tỷ lệ 0,04% trên tổng dư nợ của chương trình.

Theo Nghị quyết số 11/NQ-CP kế hoạch vốn cho vay giai đoạn 2022 - 2023 là 534.120 triệu đồng, trong đó năm 2022 xây dựng 222.100 triệu đồng và năm 2023 xây dựng 312.020 triệu đồng. Tuy nhiên, trong năm 2022, tỉnh Bình Phước được Trung ương giao vốn thực hiện là 150.000 triệu đồng, năm 2023 đến nay vẫn chưa được giao vốn.

Vốn vay đã giúp người dân đầu tư trồng tiêu, trồng cao su, làm trang trại hiệu quả nên người dân trả nợ đúng hạn, không lo phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu.

Vốn vay đã giúp người dân đầu tư trồng tiêu, trồng cao su, làm trang trại hiệu quả nên người dân trả nợ đúng hạn, không lo phát sinh nợ quá hạn, nợ xấu.

Nguồn vốn tín dụng chính sách đã mở rộng thêm cơ hội việc làm cho người dân trên địa bàn tỉnh Bình Phước, tạo ra nhiều việc làm mới giúp gia tăng thu nhập cải thiện đời sống, góp phần làm cho bộ mặt nông nghiệp, nông thôn thực sự khởi sắc, hạn chế hoạt động tín dụng đen và tạo sự ổn định xã hội.

Theo NHCSXH Bình Phước, để có thể đủ điều kiện vay vốn người lao động phải cư trú hợp pháp tại địa phương nơi thực hiện dự án, nhưng trên thực tế rất nhiều người lao động lại không cư trú cùng một địa phương với dự án. Quy định này đã gây khó khăn đối với việc vay vốn chính sách cho người lao động.

Bên cạnh đó, một số ý kiến cho rằng việc người dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn được giảm 50% lãi suất cho vay được cho là chưa phù hợp khi các hộ nghèo, hộ cận nghèo và các đối tượng chính sách khác cũng sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn phải vay vốn với lãi suất cao hơn.

Gia đình anh Lưu Văn Bảo, ấp Sóc Nê, xã Tân Tiến. (Ảnh: Lương Quyên).

Gia đình anh Lưu Văn Bảo, ấp Sóc Nê, xã Tân Tiến. (Ảnh: Lương Quyên).

Mặc dù tỉnh Bình Phước rất quan tâm đến chương trình vay vốn hỗ trợ việc làm cho người lao động nhưng nguồn vốn từ ngân sách địa phương ủy thác qua NHCSXH để cho vay còn rất hạn chế.

Theo kế hoạch tín dụng được UBND tỉnh phê duyệt, NHCSXH tỉnh đã xây dựng tăng trưởng chương trình cho vay hỗ trợ tạo việc làm, duy trì và mở rộng việc làm theo Nghị quyết số 11/NQ-CP giai đoạn 2022 - 2023 là 534.120 triệu đồng, nhưng đến thời điểm hiện tại chỉ được giao 150.000 triệu đồng, chiếm 28,08% tổng nguồn đã được UBND tỉnh phê duyệt.

Để tháo gỡ những khó khăn hỗ trợ vay vốn chính sách hiệu quả cho người lao động, NHCSXH tỉnh Bình Phước đã đưa ra đề xuất, kiến nghị đến NHCSXH tục bổ sung thêm nguồn vốn cho vay hỗ trợ tạo việc làm.

Cùng với đó, đề nghị Bộ LĐ-TB&XH nghiên cứu, tham mưu trình Chính phủ, Quốc hội xem xét, sửa lại Luật việc làm về điều kiện vay vốn nơi thực hiện dự án và nơi cư trú hợp pháp của người lao động trên cùng địa bàn cấp huyện thay vì trên cùng một địa bàn cấp xã như hiện nay.

Thực hiện cho vay đối với tất cả các đối tượng có nhu cầu về việc làm, tự tạo việc làm mới, việc làm thêm, hoặc thu hút thêm lao động. Để tạo được sự phù hợp đối với các đối tượng chính sách khác nên thay đổi quy định về việc cho vay với lãi suất thấp hơn đối với người dân tộc thiểu số sinh sống tại vùng có điều kiện kinh tế xã hội đặc biệt khó khăn.

Ngọc Nguyễn

Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh