THỨ BẨY, NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2025 05:08

Thoát nghèo từ nguồn vốn tín dụng chính sách của NHCSXH huyện CưM’gar

Thực hiện mục tiêu giảm nghèo là một chủ trương lớn của Đảng và Nhà nước nhằm cải thiện đời sống vật chất và tinh thần của người nghèo, góp phần thu hẹp khoảng cách chênh lệch giữa nông thôn và thành thị, giữa các vùng, các nhóm dân cư, đồng thời thể hiện quyết tâm trong nỗ lực thực hiện phát huy hiệu quả hoạt động của các mô hình từ nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH, với vai trò trung gian truyền dẫn và giám sát vốn, các tổ chức hội, đoàn thể cũng chủ động phối hợp định hướng cho hội viên nghèo cách làm ăn hiệu quả, tiến hành mở rộng quy mô dạy nghề cho người nghèo với nhiều hình thức đã mang lại hiệu quả kinh tế cao, qua đó tăng thu nhập, cải thiện đời sống, giúp cho hàng nghìn hộ thoát nghèo.

Cán bộ ngân hàng chính sách xã hội và hội phụ nữ xã kiểm tra mô hình vay vốn của chị Nguyễn Thị Học, thôn Hiệp Lợi, xã Quảng Hiệp

Cán bộ ngân hàng chính sách xã hội và hội phụ nữ xã kiểm tra mô hình vay vốn của chị Nguyễn Thị Học, thôn Hiệp Lợi, xã Quảng Hiệp

Tại thôn Hiệp Lợi, xã Quảng Hiệp, huyện CưM’gar, tỉnh Đắk Lắk, chị Nguyễn Thị Học kể lại những ngày đầu rời quê lập nghiệp tại nơi đây: “Những khổ cực cũng đã qua rồi, gia đình tôi nay vui mừng lắm vì đã thoát khỏi cảnh nghèo đói, con cái được ăn học đến nơi đến chốn và có công ăn việc làm ổn định, gia đình không còn phải chịu cảnh chạy ăn từng bữa, cũng không phải lo cảnh chạy vạy vay tiền gửi cho con đi học. Tất cả là nhờ nguồn vốn cho vay ưu đãi của Ngân hàng chính sách xã hội. Tôi không biết nói sao để cảm ơn cho hết. Nếu không có nguồn vốn tín dụng chính sách thì không biết gia đình tôi đang ở hoàn cảnh nào.”

Chị Nguyễn Thị Học từng là một trong những hộ nghèo của xã Quảng Hiệp. Kinh tế khó khăn, đất đai ít, không có vốn đầu tư sản xuất, trong khi đó chi phí ăn học cho các con lại tốn khá nhiều, nên cứ mãi lâm vào cảnh khốn khó. Năm 2009, gia đình chị được tiếp cận nguồn vốn vay từ NHCSXH huyện Cư M’gar với số tiền 30 triệu đồng để đầu tư phát triển kinh tế; tiếp đó lại được vay 114 triệu đồng của chương trình hỗ trợ học sinh sinh viên cho 3 người con học đại học. Từ nguồn vốn vay này, nhờ chăm chỉ làm ăn, năm 2019 gia đình chị đã chính thức thoát nghèo. Đến nay gia đình chị chị Nguyễn Thị Học đã xây dựng được nhà cửa khang trang, mua 1ha đất, trong đó 6 sào đất trồng cà phê xen hồ tiêu, 4 sào trồng cây ăn quả, chăn nuôi gà thả vườn với trên 1.000 con/lứa. Mỗi năm sau khi trừ chi phí gia đình chị thu được khoảng 200 triệu đồng.

Chị Học xúc động nói: “Nhờ nguồn vốn vay từ NHCSXH huyện Cư M’gar, gia đình tôi có thêm điều kiện để phát triển kinh tế, nuôi các con đi học, trưởng thành…”.

Không chỉ gia đình chị Nguyễn Thị Học, mà còn có nhiều trường hợp khác đã thoát nghèo nhờ nguồn vốn vay của NHCSXH huyện Cư M’gar. Hiện nay, NHCSXH huyện Cư M’gar đang triển khai 15 chương trình vay vốn với tổng nguồn vốn hoạt động gần 460 tỷ đồng. Từ nguồn vốn này đã đáp ứng nhu cầu vốn vay cho hơn 11.700 hộ dân trên địa bàn. Trong đó có hơn 1.490 hộ mới thoát nghèo vay với số tiền 57.622 triệu đồng.

Những cây cà phê trĩu quả nhờ nguồn vốn của NHCSXH huyện Cư M’gar tỉnh Đắk Lắk

Những cây cà phê trĩu quả nhờ nguồn vốn của NHCSXH huyện Cư M’gar tỉnh Đắk Lắk

Việc sử dụng hiệu quả nguồn vốn từ các chương trình tín dụng ưu đãi đã xuất hiện nhiều mô hình Sản xuất kinh doanh mang lại hiệu quả kinh tế cao, qua đó tăng thu nhập, cải thiện đời sống, giúp cho hàng nghìn hộ thoát nghèo. Để phát huy hiệu quả hoạt động của các mô hình từ nguồn vốn vay ưu đãi của NHCSXH, với vai trò trung gian truyền dẫn và giám sát vốn, các tổ chức hội, đoàn thể cũng chủ động phối hợp định hướng cho hội viên nghèo cách làm ăn hiệu quả, tiến hành mở rộng quy mô dạy nghề cho người nghèo với nhiều hình thức, từ đó các hộ vay nắm bắt, bổ sung thêm kiến thức, sử dụng vốn vay đạt hiệu quả.

Khánh Phước

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh