Tết đầu lúa của đồng bào K’Ho, Raglai Bắc Bình
- Văn hóa - Giải trí
- 16:05 - 27/01/2016
- Lễ hội Chùa Hương 2016: Trợ giá xe buýt, không tăng phí tham quan
- Độc đáo lễ hội vía Bà Chúa Xứ ở An Giang
- Dàn sao 'đốt cháy' lễ hội countdown
- Nên dần chấm dứt các Lễ hội mang tính bạo lực
- Thưởng thức văn hóa Nhật Bản tại Hà Nội qua Lễ hội Tuyết – Yuki Matsuri
- Lễ hội phim Hàn Quốc 2015: “Bữa tiệc” tinh thần tặng khán giả Việt Nam
Các nghi thức cúng dâng, nhằm báo cho các bậc Tiền hiền, những người đi trước biết rằng Tết đầu lúa bắt đầu được khai hội. Tết Đầu lúa của bà con trước đây được tổ chức rải rác từng gia đình và kéo dài gần 2 tháng, gây tốn kém nhiều thời gian tiền của. Được sự quan tâm của Đảng và Nhà nước, thông qua việc đầu tư mở rộng hệ thống các công trình thủy lợi, bà con đã quen dần với việc sản xuất lúa nước, năng suất cao hơn, đời sống của bà con được nâng lên.
Đối với người Raglai, K’ho thuộc 4 xã miền núi gồm: Phan Sơn, Phan Lâm, Phan Tiến, Phan Điền thuộc huyện Bắc Bình, Bình Thuận lúa được xem là thứ quý nhất, thiêng liêng nhất, chính vì lẽ đó mà người ta cất giữ rất kỹ lưỡng và trang trọng, trước đây mỗi gia đình người K’ho đều làm cho mình một căn nhà sàn nhỏ, chỉ là để cất lúa. Khi có những cơn mưa đầu mùa, bà con lại mang lúa giống lên các triền đồi để gieo trồng. Sau 6 tháng bà con thu hoạch lúa, chủ yếu bằng cách tuốt tay, đưa vào gùi và mang về nhà.
Nghi thức trong lễ hội
Hàng năm, nhân dịp Tết đầu lúa ngành văn hóa địa phương tổ chức Ngày hội văn hóa thể thao 4 xã miền núi. Có thể nói ngày hội vừa mang ý nghĩa mừng lúa mới truyền thống của đồng bào, vừa là nơi tập hợp tinh hoa văn hóa thể hiện rõ ở các họa tiết của cây nêu, lời khấn tổ tiên ông bà của già làng, những nhạc cụ dân tộc, điệu múa truyền thống, trang phục và văn hóa đặc trưng của từng dân tộc, thu hút đông đảo bà con đến xem cổ vũ.