CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 03:27

Hợp nhất để làm tốt chức năng nhiệm vụ

 

Từ năm 2004 đến nay, Trung tâm giáo dục lao động –xã hội tỉnh Quảng Ngãi (TTGDLĐ-XH QN) đã tiếp nhận cắt cơn, cai nghiện cho 202 lượt người nghiện ma túy và 168 người hoạt động mại dâm (từ năm 2012 đến nay không tiếp nhận giáo dục đối với người bán dâm theo Nghị quyết số 24/2012/QH13 của Quốc hội); Trung tâm tiếp nhận, nuôi dưỡng và tái hòa nhập cộng đồng cho 357 lượt người lang thang ăn xin. Hiện nay, Trung tâm đang quản lý 06 người nghiện và 41 người lang thang xin ăn.  Số người lang thang - ăn xin tập trung tại Trung tâm ngày càng nhiều; từ năm 2012 đến nay, mỗi năm các địa phương đã tập trung vào Trung tâm từ 20 đến 30 lượt người; trong đó số người mắc các bệnh tâm thần chiếm 75% nên công tác tái hòa nhập cộng đồng rất khó khăn, mặc dù Trung tâm đã phối hợp với các địa phương tái hòa nhập cộng đồng, đưa về gia đình hơn 40% số người tập trung.

Ngoài ra, Trung tâm hiện đang nuôi dưỡng, chăm sóc hơn 41 người, trong đó người mắc bệnh tâm thần phân liệt gần 29 người, số còn lại mắc bệnh tâm thần các dạng khác, nhưng Trung tâm chưa được tỉnh giao chức năng chăm sóc nuôi dưỡng, điều dưỡng cho người tâm thần theo quy định.

 

Học viên cai nghiện lao động tại Trung tâm giáo dục lao động xã hội Quảng Ngãi


Ông Nguyễn Thu Trang - GĐ TTGDLĐ-XH QN cho biết sự cần thiết phải thành lập Trung tâm Công tác xã hội trên cơ sở hợp nhất Trung tâm Giáo dục- Lao động Xã hội và Trung tâm Bảo trợ xã hội là: Ngày 03/02/2015 UBND tỉnh Quảng Ngãi đã phê duyệt Đề án “Đổi mới công tác cai nghiện ở Việt Nam đến năm 2020” trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi. Với quan điểm chỉ đạo thực hiện đa dạng hóa mô hình điều trị nghiện bao gồm điều trị nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng và điều trị bắt buộc tại Trung tâm. Tăng dần điều trị nghiện tự nguyện tại gia đình, cộng đồng, giảm dần điều trị nghiện bắt buộc tại Trung tâm. Tạo điều kiện cho người nghiện dể dàng tiếp cận với các dịch vụ điều trị nghiện thích hợp tại cộng đồng, nên số người nghiện điều trị tại Trung tâm tiếp tục giảm dần theo lộ trình. 

Hiện nay, trên địa bàn tỉnh Quảng Ngãi đã thành lập một Cơ sở điều trị nghiện các chất dạng thuốc phiện bằng thuốc Methadone tại Trung tâm Phòng chống HIV/AIDS (đang điều trị cho hơn 40 người nghiện). Hơn nữa, theo quy định Khoản 2, Điều 3 của Nghị định 96/2012/NĐ- CP ngày 15/11/2012 của Chính phủ quy định “không áp dụng biện pháp đưa vào cơ sở cai nghiện bắt buộc đối với người đang tham gia điều trị nghiện chất dạng thuốc phiện bằng thuốc methadone” và cũng theo Luật xử lý hành chính năm 2012, thì không áp dụng việc đưa người bán dâm vào cơ sở chữa bệnh bắt buộc. Do vậy, trong những năm tới số người nghiện được đưa vào cai nghiện bắt buộc tại Trung tâm tiếp tục giảm dần dẫn đến việc thực hiện chức năng, nhiệm vụ của Trung tâm ngày càng thu hẹp.

Đối với việc thực hiện các chính sách trợ giúp đối tượng bảo trợ xã hội, nhìn chung, trong thời gian qua chỉ mới tập trung vào các hoạt động trợ cấp thường xuyên, nuôi dưỡng theo Điều 25 Nghị định số 136/2013/NĐ-CP ngày 21/10/2013 của Chính phủ quy định chính sách trợ giúp đối với các đối tượng bảo trợ xã hội, chưa có những hoạt động hỗ trợ trong những trường hợp khẩn cấp như: chưa có đường dây điện thoại tư vấn hỗ trợ, thiếu mạng lưới cán bộ công tác xã hội làm việc tại cộng đồng để hỗ trợ cho các đối tượng cần sự trợ giúp khẩn cấp theo Quyết định số 32/2010/QĐ-TTg ngày 25/3/2010 của Thủ tướng Chính phủ phê duyệt Đề án phát triển Nghề công tác xã hội giai đoạn 2010-2020.

Các dịch vụ trợ giúp cho đối tượng còn mang tính riêng lẻ theo từng nhóm đối tượng, chưa đồng bộ, thiếu các điều kiện để ngăn chặn các nguy cơ dẫn đến tình trạng đói, nghèo; đặc biệt là trẻ em dễ rơi vào hoàn cảnh đặc biệt khó khăn (bị xâm hại, bị bỏ rơi phải lang thang kiếm sống, vi phạm pháp luật...).

Từ những lý do trên, việc tổ chức thành lập Trung tâm Công tác xã hội trên cơ sở hợp nhất Trung tâm Giáo dục- Lao động xã hội và Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh thành loại hình cơ sở xã hội tổng hợp là rất cần thiết trong tình hình hiện nay. "Hơn nữa, Trung tâm Giáo dục – Lao động xã hội và Trung tâm Bảo trợ xã hội tỉnh đều là đơn vị trực thuộc Sở Lao động – Thương binh và Xã hội, về cơ bản, chức năng và nhiệm vụ của hai Trung tâm là tiếp nhận, quản lý, chăm sóc và nuôi dưỡng các đối tượng" -  Ông Nguyễn Thu Trang cho biết.

Ngoài ra, việc hợp nhất hai Trung tâm sẽ giảm được đầu mối, thuận lợi hơn trong công tác chỉ đạo, điều hành và nâng cao hiệu quả hoạt động, góp phần tạo điều kiện cho các đối tượng xã hội, đối tượng yếu thế vươn lên trong cuộc sống và hòa nhập với cộng đồng; vừa thể hiện tính đạo đức, nhân văn, vừa mang tính từ thiện xã hội và công bằng xã hội.

ĐÔNG HẢI

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh