THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 03:36

Đắk Lắk làm tốt công tác rà soát hộ nghèo

 

Từ hiệu quả của các chính sách giảm nghèo, xác định đúng đối tượng hộ nghèo mà tỉnh Đắk Lắk được đánh giá cao là tỉnh làm tốt đạt thành quả cao trong công tác xóa đóa giảm nghèo, tạo cho người nghèo có điều kiện sản xuất tăng thu nhập để thoát nghèo

Trong những năm qua, tỉnh Đắk Lắk không ban hành chuẩn nghèo của địa phương. Hàng năm, tỉnh đều tổ chức rà soát và phê duyệt kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo. Công tác rà soát được tỉnh chú trọng thực hiện nhằm đảm bảo tính khách quan, công khai, minh bạch, dân chủ, đúng đối tượng để có chính sách hỗ trợ hiệu quả.

Cán bộ làm công tác giảm nghèo rà soát tại địa phương

Cán bộ làm công tác giảm nghèo rà soát tại địa phương

Điều đáng nói là công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo được thực hiện vào thời điểm cuối năm, cùng vào thời vụ thu hoạch nông sản như cà phê của người dân. Do đó, đội ngũ thực hiện rà soát hộ nghèo ở thôn, buôn, tổ dân phố phải thực sự trách nhiệm, tâm huyết và có nghiệp vụ. Hàng năm, Sở Lao động-Thương binh và Xã hội tỉnh, các huyện đều tổ chức lớp tập huấn nghiệp vụ rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo cho đội ngũ làm công tác này.

Năm 2020, Sở thành lập các đoàn kiểm tra đi giám sát, kiểm tra, phúc tra công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và hướng dẫn, tháo gỡ vướng mắc phát sinh cho các địa phương trong quá trình rà soát.

Thực tế, công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo là "mắt xích" quan trọng, then chốt trong công tác giảm nghèo, là cơ sở để các cấp thôn, xã, huyện nắm được danh sách hộ nghèo và hộ cận nghèo, nguyên nhân nghèo để có hướng triển khai chính sách phù hợp. Kết quả rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2020 còn là cơ sở để đánh giá, tổng kết chương trình giảm nghèo giai đoạn 2016 – 2020 và đề ra kế hoạch, chương trình giảm nghèo giai đoạn tiếp theo.

Những nỗ lực của tỉnh Đắk Lắk trong công tác giảm nghèo đã thể hiện quyết tâm của các cấp, các ngành, địa phương ở tỉnh về nâng cao đời sống người dân, không để hộ nghèo bị bỏ lại phía sau.

Thời gian tới, tỉnh Đắk Lắk tiếp tục đa dạng hóa nguồn vốn huy động, nhân rộng mô hình giảm nghèo, tăng nguồn vốn tín dụng ưu đãi, khuyến khích người nghèo khởi nghiệp, đầu tư cho giáo dục và dạy nghề…, để giảm nghèo bền vững, tiến tới mục tiêu chung “Vì một Việt Nam không có đói nghèo”.

Hộ gia đình được rà soát

Hộ gia đình được rà soát

Tuyên truyền rộng rãi về mục đích, ý nghĩa, yêu cầu của việc rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo theo chuẩn nghèo đa chiều, xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình đến cấp ủy Đảng, chính quyền, các đoàn thể chính trị - xã hội các cấp, đặc biệt là người dân để biết, tham gia thực hiện.

Căn cứ vào tình hình thực tế tại địa phương, xây dựng, ban hành kế hoạch và bố trí kinh phí để tổ chức rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình năm 2021 trên địa bàn theo Kế hoạch số 8709/KH-UBND ngày 11/9/2021 của Ủy ban nhân dân tỉnh.

Tổ chức tập huấn quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo, xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình năm 2021 trên địa bàn cho rà soát viên cấp thôn, Ban Chỉ đạo rà soát cấp huyện, cấp xã theo quy định tại Quyết định số 24/2021/QĐ-TTg ngày 16/7/2021 của Thủ tướng Chính phủ quy định quy trình rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo hằng năm, quy trình xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp và diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022-2025, Thông tư số 07/2021/TTBLĐTBXH ngày 18/7/2021 của Bộ Lao động – Thương binh và Xã hội hướng dẫn phương pháp rà soát, phân loại hộ nghèo, hộ cận nghèo và xác định thu nhập của hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp, diêm nghiệp có mức sống trung bình giai đoạn 2022 – 2025 và mẫu biểu báo cáo

Sở Lao động – Thương binh và Xã hội tham mưu UBND tỉnh chỉ đạo các sở, ngành liên quan và địa phương trong tỉnh tập trung triển khai quyết liệt, đồng bộ các giải pháp như: đẩy mạnh công tác tuyên truyền về tiêu chí tiếp cận nghèo đa chiều, mục tiêu giảm nghèo bền vững ở các cấp, các ngành, thực hiện đầy đủ, kịp thời và có hiệu quả các chính sách, dự án hỗ trợ giảm nghèo, lồng ghép có hiệu quả Chương trình mục tiêu quốc gia Giảm nghèo bền vững với Chương trình xây dựng nông thôn mới nhằm tạo ra nhiều việc làm, tạo thu nhập cho người nghèo, tăng cường công tác kiểm tra, giám sát và đánh giá thực hiện chương trình và huy động nguồn vốn của doanh nghiệp, của toàn xã hội để thực hiện mục tiêu giảm nghèo.

Công tác giảm nghèo đã được UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo các Chương trình Mục tiêu quốc gia tỉnh, các Sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, cấp xã quan tâm, chỉ đạo trở thành nhiệm vụ, mục tiêu ưu tiên, được cụ thể hóa thành Nghị quyết của Hội đồng nhân dân, kế hoạch của UBND các cấp và của từng đơn vị, việc phân bổ vốn, phê duyệt danh mục các dự án đầu tư xây dựng cơ bản năm 2020 được thực hiện sớm vào cuối năm 2019, các dự án thuộc Chương trình mục tiêu quốc gia giảm nghèo bền vững, các chương trình khác đã được lồng ghép, hỗ trợ hộ nghèo, hộ cận nghèo phát triển sản xuất, tiếp cận các dịch vụ xã hội như: nguồn vốn cho vay của Ngân hàng Chính sách xã hội, các chính sách dạy nghề, khuyến nông, hỗ trợ về y tế, giáo dục, nhà ở, trợ giúp pháp lý, góp phần tạo việc làm, giảm nghèo và từng bước nâng cao chất lượng cuộc sống của hộ nghèo, hộ cận nghèo.

Bên cạnh kết quả đạt được, còn một số tồn tại, khó khăn như: cấp ủy, chính quyền, Ban Chỉ đạo ở một số địa phương chưa thật sự quan tâm, coi trọng đúng mức đối với công tác giảm nghèo bền vững, do đó, việc xây dựng kế hoạch giảm nghèo chưa cụ thể, chưa phù hơp với từng đơn vị, địa phương, với từng nhóm đối tượng thuộc diện của Chương trình, chưa đối ứng nguồn vốn của địa phương mình để thực hiện chương trình, chưa thường xuyên, quyết liệt trong chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, thiếu sự phối hợp giữa các cơ quan, đơn vị có liên quan, hình thức tuyên truyền chưa phong phú, đa dạng, đôi khi chưa phù hợp với một số đối tượng; một số địa phương trong tỉnh chưa quan tâm nhiều đến công tác tuyên truyền, giáo dục cho người dân, nên vẫn còn một số hộ nghèo chưa nắm bắt và tiếp cận kịp thời các chủ trương, chính sách về giảm nghèo, thiếu ý chí tự lực vươn lên đã trở thành rào cản trong thực hiện mục tiêu giảm nghèo bền vững, do tình hình diễn biến phức tạp của đại dịch Covid-19 và hạn hán, bảo, lũ tại một số địa phương nên trong năm 2020 làm ảnh hưởng đến việc thực hiện chương trình giảm nghèo trên địa bàn tỉnh.

Tuy nhiên, trong năm 2020 và giai đoạn 2016-2020 nhìn chung các địa phương trong tỉnh đã cố gắng khắc phục khó khăn, làm tốt công tác giảm nghèo, nổi bật một số địa phương như: Cư Kuin, Cư M’gar, Ea Kar, Krông Ana, Krông Pắc.

Cán bộ rà soát kê khai tại gia đình được xét hộ nghèo

Cán bộ rà soát kê khai tại gia đình được xét hộ nghèo

Giám đốc sở Lao động – Thương binh và Xã hội Nguyễn Hoàng Giang cho biết: Trước tình hình dịch COVID-19 trên địa bàn diễn biến phức tạp, để triển khai công tác rà soát hộ nghèo, cận nghèo theo đúng tiến độ thời gian quy định của Trung ương, của tỉnh (phấn đấu hoàn thành trước ngày 20/12/2021), Sở Lao động – Thương binh và Xã hội với vai trò là cơ quan Thường trực Ban Chỉ đạo, đã chủ động triển khai thực hiện các nội dung phù hợp với tình hình dịch bệnh như: Tổ chức tập huấn trực tuyến hướng dẫn nghiệp vụ rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo và xác định hộ làm nông nghiệp, lâm nghiệp, ngư nghiệp có mức sống trung bình năm 2021 cho 214 cán bộ làm công tác giảm nghèo cấp huyện, cấp xã.

Thành lập 04 tổ kiểm tra, theo dõi công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo tại 15 huyện, thị xã, thành phố. Phối hợp với các cơ quan truyền thông xây dựng phóng sự truyền hình, phát thanh và bài viết tuyên truyền về công tác rà soát hộ nghèo, hộ cận nghèo năm 2021 theo chuẩn nghèo đa chiều giai đoạn 2022-2025.

Thống nhất phiếu, biểu mẫu rà soát để in và cấp phát cho các địa phương tổ chức rà soát.

LÊ NHUẬN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh