THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 05:59

Đắk Lắk: Chú trọng công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em

Trong những năm qua công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em luôn được sự quan tâm của lãnh đạo, chỉ đạo và đầu tư nguồn lực của Tỉnh ủy, HĐND, UBND tỉnh Đắk Lắk, cùng với sự tham gia tích cực của các ngành, các cấp, hội đoàn thể, tổ chức, cá nhân nên đã đạt được nhiều kết quả khả quan. Các quyền trẻ em từng bước được cụ thể hóa trong hệ thống pháp luật, trong chiến lược phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh Đắk Lắk. Nhiều chương trình, kế hoạch về trẻ em được tỉnh phê duyệt, ban hành và chỉ đạo thực hiện đồng loạt như: Chương trình hành động vì trẻ em tỉnh Đắk Lắk giai đoạn 2011 - 2020, Chương trình bảo vệ trẻ em tỉnh Đắk Lắk, hành động vì trẻ em bị ảnh hưởng bởi HIV/AIDS giai đoạn 2014 - 2020.

Đắk Lắk: Chú trọng công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em - Ảnh 1.

Biểu diễn văn nghệ chào mừng

Đối với công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em, các phong trào xây dựng nông thôn mới, thôn, buôn văn hóa, gia đình văn hóa ngày càng phát triển, góp phần thúc đẩy việc xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em đạt kết quả nên các quyền cơ bản của trẻ em nói chung và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn nói riêng, được chăm sóc phục hồi và tái hòa nhập cộng đồng, nhiều em bị bệnh hiểm nghèo đã được trợ giúp kịp thời.

Bên cạnh sự chăm lo của Nhà nước, công tác bảo vệ, chăm sóc trẻ em đã từng bước xã hội hóa, đã có nhiều hoạt động trợ giúp trẻ em, nhiều chương trình từ thiện hỗ trợ, giúp đỡ trẻ em vùng sâu, vùng xa, trẻ em có hoàn cảnh khó khăn, trẻ em tàn tật có hiệu quả. Đời sống nhân dân được từng bước nâng cao, gia đình có điều kiện bảo vệ và chăm sóc trẻ em tốt hơn góp phần hoàn thành được chỉ tiêu kế hoạch về xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em của tỉnh.

Những chương trình hành động vì trẻ em đã mang lại nhiều kết quả đáng khích lệ trong việc thực hiện các mục tiêu chăm sóc sức khỏe dinh dưỡng, chăm lo giáo dục, đời sống văn hóa tinh thần, vui chơi giải trí cho trẻ em, bảo vệ, chăm sóc trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt. Việc xây dựng điểm vui chơi giải trí cho trẻ em cấp xã, phường chưa đạt kế hoạch đề ra đã ảnh hưởng nhất định đến môi trường sống, đời sống văn hóa, tinh thần, vui chơi, giải trí của trẻ, đặc biệt là trẻ em nông thôn.

Đắk Lắk: Chú trọng công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em - Ảnh 2.

Các em tham dự buổi lễ phát động

Với những thuận lợi trong quá trình triển khai đã đạt được kết quả, tuy nhiên cũng phát sinh nhiều yếu tố bất lợi ảnh hưởng đến việc thực hiện các chỉ tiêu xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em, như đặc thù là tỉnh ở vùng núi Tây Nguyên, có dân cư tự do đến làm ăn sinh sống nhiều (chủ yếu là dân tộc phía Bắc) phong tục tập quán mỗi dân tộc đều có nét riêng, đời sống kinh tế còn gặp nhiều khó khăn, nhất là vùng sâu, vùng xa, vùng đồng bào dân tộc thiểu số, biên giới, trình độ dân trí còn hạn chế, tình trạng tảo hôn, ép hôn vẫn còn diễn ra, nhiều vấn đề mới xuất hiện ngày càng trở nên phức tạp như lao động trẻ em, trẻ em bị lạm dụng và xâm hại, trẻ em làm trái pháp luật, trẻ em lang thang kiếm sống, trẻ em bỏ học sớm, trẻ em bị tai nạn thương tích... Ngoài ra, kinh phí đầu tư vào lĩnh vực bảo vệ chăm sóc trẻ em từ nguồn ngân sách nhà nước còn hạn chế. Sự phối hợp giữa các ban ngành, đoàn thể trong thực hiện các chương trình, kế hoạch bảo vệ chăm sóc trẻ em chưa thực sự chặt chẽ, thiếu cán bộ chuyên trách, đội ngũ cộng tác viên vừa mới được hình thành tại địa bàn dân cư còn yếu về năng lực và kỹ năng về bảo vệ chăm sóc trẻ em đã phần nào ảnh hưởng đến chất lượng công tác quản lý nhà nước, là những trăn trở đối với công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em của tỉnh.

Ngoài các vấn đề trên, yếu tố đội ngũ cán bộ làm công tác trẻ em đa phần kiêm nhiệm, thiếu ổn định. Công tác điều hành chỉ đạo, hướng dẫn thực hiện từ huyện đến cơ sở chưa đồng bộ, chặt chẽ, thiếu kiểm tra, giám sát thường xuyên. Nhận thức của một số cấp ủy, chính quyền, đoàn thể địa phương về công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em đã có chuyển biến, tuy nhiên chưa thực sự rõ nét, tích cực. Một số nơi chưa thực sự quan tâm đúng mức, thậm chí còn xem nhẹ việc xây dựng xã phường phù hợp với trẻ em, nhiều xã chưa đưa công tác này vào nghị quyết của Đảng, của HĐND và chương trình công tác của UBND hằng năm.

Đắk Lắk: Chú trọng công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em - Ảnh 3.

Các em nhỏ trong chương trình tập bơi

Công tác truyền thông về hoạt động xây dựng xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em chưa được thường xuyên, chưa tác động, lan tỏa sâu rộng đến đối tượng (cấp ủy, chính quyền, cộng đồng người dân và gia đình)

Sở LĐ-TB&XH đã tham mưu tổ chức hội nghị cấp tỉnh về triển khai Quyết định số 34/2014/QĐ-TTg, đồng thời tăng cường công tác tuyên truyền bằng nhiều hình thức, như: Tổ chức nói chuyện chuyên đề về bảo vệ chăm sóc trẻ em, phòng chống tai nạn thương tích, phòng chống xâm hại trẻ em, in và cấp phát tờ rơi, tờ gấp về bảo vệ chăm sóc trẻ em cho cán bộ cơ sở và cộng đồng dân cư; phối hợp với Sở Thông tin - Truyền thông xây dựng các nội dung tuyên truyền qua việc phát hành các ấn phẩm băng đĩa cấp cho 15 Đài phát thanh huyện, thị xã, thành phố và 184 Đài truyền thanh xã, phường, thị trấn phát tuyên truyền những vấn đề chính sách liên quan đến trẻ em và hoạt động bảo vệ chăm sóc trẻ em đến cộng đồng dân cư, nhiều hoạt động nâng cao năng lực: Đã tổ chức 13 lớp tập huấn cho gần 2.500 lược cán bộ làm công tác bảo vệ chăm sóc trẻ em cấp huyện, xã và cộng tác viên thôn, buôn, tổ dân phố, trong đó có triển khai Quyết định số 34/2014/QĐ-TTg, hướng dẫn trình tự, thủ tục đánh giá và công nhận xã, phường phù hợp với trẻ em theo 15 tiêu chí bắt buộc, qua đó giúp cho việc đánh giá công nhận xã phường đạt chuẩn xã phường phù hợp với trẻ em.

Phó Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Phạm Phượng đề nghị, cấp ủy đảng, chính quyền các địa phương cần tăng cường sự lãnh đạo, chỉ đạo, kiểm tra, giám sát, phát huy trách nhiệm và sự quan tâm đối với công tác phòng, chống đuối nước cho trẻ em, tích cực triển khai hoạt động truyền thông phòng, chống đuối nước.

Các ban ngành, địa phương cần tích cực quan tâm, vận động xã hội hóa xây dựng các hồ bơi trên địa bàn, tổ chức dạy bơi, hướng dẫn kỹ năng an toàn trong môi trường nước cho trẻ em, rà soát, rào chắn và lắp biển cảnh báo ở ao, hồ, sông, suối, tiếp tục thực hiện tiêu chí "Ngôi nhà an toàn", "Cộng đồng an toàn", "Trường học an toàn" nhằm loại bỏ các nguy cơ gây đuối nước cho trẻ em

Trong năm 2019 đã tổ chức 40 lớp dạy bơi an toàn cho 800 trẻ em, có 704 em đạt yêu cầu tổ chức tập huấn nâng cao nhận thức đuối nước cho 1.200 trẻ em, 400 phụ huynh có con em dưới 6 tuổi và 60 giáo viên mầm non, tập huấn dạy bơi cho 11 huấn luyện viên, 45 giáo viên và cử 10 giáo viên thể dục đi tập huấn chuyên sâu về bơi lội, lắp đặt 32 biển cấm, biển báo tại 12 hồ, suối tại địa bàn huyện. Dự án phấn đấu trong dịp hè năm 2020 tổ chức được 40 lớp dạy bơi an toàn cho 800 trẻ em.



LÊ NHUẬN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh