THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 04:03

Chung tay bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em

Theo quy định tại Điều 11 Luật trẻ em, Tháng hành động vì trẻ em được tổ chức vào tháng 6 hằng năm để thúc đẩy phong trào toàn dân chăm sóc, giáo dục và bảo vệ trẻ em; tuyên truyền, phổ biến, vận động cơ quan, tổ chức, cơ sở giáo dục, gia đình, cá nhân thực hiện chính sách, chương trình, kế hoạch, dự án, xây dựng các công trình và vận động nguồn lực cho trẻ em.

Chung tay bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em - Ảnh 1.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung trò chuyện cùng các em nhỏ tham dự Lễ phát động Tháng hành động vì trẻ em 2020.

Bộ LĐ-TB&XH phát động Tháng hành động vì trẻ em năm 2020 với chủ đề: "Chung tay bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em" nhằm vận động sự tham gia tích cực hơn nữa của các tổ chức chính trị- xã hội, tổ chức xã hội, gia đình và cộng đồng vào việc bảo vệ trẻ em, đặc biệt là phòng, chống xâm hại trẻ em.

Chung tay bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em - Ảnh 2.

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tặng quà, học bổng cho trẻ em.

Phòng, chống xâm hại trẻ em không chỉ là trách nhiệm của các cơ quan, đơn vị nhà nước mà Luật trẻ em còn quy định trách nhiệm của các tổ chức chính trị - xã hội, xã hội, gia đình, cá nhân; từ trách nhiệm thông tin, thông báo, tố giác hành vi, trường hợp xâm hại trẻ em cho các cơ quan có chức năng, thẩm quyền bảo vệ trẻ em cho đến truyền thông, vận động nâng cao nhận thức, kiến thức, kỹ năng phòng ngừa xâm hại trẻ em.

Chung tay bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em - Ảnh 3.

Chủ tịch Hội Bảo vệ quyền trẻ em Việt Nam Nguyễn Thị Thanh Hòa trao tặng học bổng cho trẻ em.

Tháng hành động vì trẻ em hằng năm cũng là dịp để các cấp chính quyền địa phương, gia đình, cộng đồng tiếp nhận và quản lý, giám sát trẻ em về hoạt động hè tại xã, phường; tổ chức cho trẻ em một mùa hè an toàn, giảm đuối nước, giảm thiểu các vụ trẻ em bị bạo lực, xâm hại, bóc lột.

Các thông điệp truyền thông trong Tháng hành động vì trẻ em năm 2020:

1. Chung tay bảo vệ trẻ em, phòng, chống xâm hại trẻ em.

2. Giãn cách xã hội, cơ hội kết nối gia đình.

3. Gia đình cùng vui, đẩy lùi Covid-19.

4. Roi vọt không làm trẻ nên người, yêu thương mạnh hơn lời quát mắng.

5. Lắng nghe trẻ em bằng trái tim, bảo vệ trẻ em bằng hành động.

6. Bảo vệ trẻ em sống an toàn ngay tại gia đình là trách nhiệm của cha mẹ và các thành viên gia đình.

7. Hãy đội mũ bảo hiểm cho trẻ em khi tham gia giao thông bằng xe máy!

8. Gọi Tổng đài điện thoại quốc gia bảo vệ trẻ em 111 để thông báo mọi hành vi xâm hại trẻ em.

9. Mùa hè an toàn, lành mạnh cho mọi trẻ em.

10. Trẻ em hãy học cách tự bảo vệ mình khỏi bị xâm hại.

11. Nói "không" với xâm hại trẻ em.

12. Pháp luật nghiêm trị mọi hành vi xâm hại trẻ em.

VÂN KHÁNH - Ảnh MẠNH DŨNG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh