THỨ BẨY, NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2025 04:02

Cần Thơ: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho lao động nông thôn

Huy động xã hội hóa dạy nghề cho lao động

Theo ông  Châu Hồng Thái, Phó giám đốc  Sở LĐ-TB&XH TP.Cần Thơ, lãnh đạo quận, huyện, phòng LĐ-TB&XH đã thực hiện đảm bảo kế hoạch đào tạo nghề cho LĐNT của thành phố đề ra, luôn quan tâm chỉ đạo thực hiện tốt công tác dạy nghề, tổ chức nhiều hoạt động nổi bật như: tổ chức sơ kết rút kinh nghiệm sau 6 tháng đầu năm thực hiện công tác dạy nghề; tổ chức điều tra nhu cầu học nghề; đối thoại với người dân để lắng nghe ý kiến của dân về công tác dạy nghề; trích nguồn kinh phí địa phương, huy động xã hội hóa để thực hiện công tác dạy nghề cho người lao động. Mặt khác đã chủ động hợp tác, lựa chọn các doanh nghiệp có năng lực về chuyên môn, có khả năng giải quyết việc làm sau đào tạo, giải quyết đầu ra sản phẩm cho người lao động để tham gia đào tạo.

Theo kế hoạch, năm 2019 dạy nghề cho 5.200 lao động bằng các chính sách của Đề án; tỷ lệ giải quyết việc làm cho LĐNT sau khi học nghề đạt 80,5%.

Cần Thơ: Nâng cao chất lượng đào tạo nghề cho Lao động nông thôn - Ảnh 1.

GĐ Sở LĐ-TB&XH TP. Cần Thơ Trần Xuân Mai (áo tím) tham dự khai giảng lớp đào tạo nghề cho LĐNT

Nhằm đảm bảo chất lượng đào tạo cũng như chỉ tiêu đề ra, TP. Cần Thơ đã và đang tổ chức tuyên truyền, phổ biến và hướng dẫn triển khai thực hiện Đề án đến các ngành, các cấp và người lao động. Tiếp tục rà soát và dự báo nhu cầu dạy nghề cho LĐNT; nhu cầu sử dụng lao động qua đào tạo nghề; năng lực đào tạo của các cơ sở giáo dục nghề nghiệp (GDNN) trên địa bàn thành phố để làm cơ sở triển khai kế hoạch đào tạo cho phù hợp với yêu cầu phát triển kinh tế - xã hội.

Tổ chức hoạt động đào tạo các nghề nông nghiệp và phi nông nghiệp cho LĐNT các quận huyện trên cơ sở đề xuất của địa phương; tiếp tục duy trì xây dựng các mô hình mới, gắn dạy nghề với sản xuất và giải quyết việc làm cho LĐNT năm 2018; và nhân rộng các mô hình đạt hiệu quả các năm qua.


 Tổ chức tập huấn, bồi dưỡng cho công chức các xã, phường, thị trấn nhằm nâng cao kiến thức, năng lực quản lý hành chính, quản lý kinh tế đáp ứng yêu cầu nhiệm vụ và thực thi công vụ. Xây dựng kế hoạch, đề xuất, tạo mọi điều kiện cho các tổ chức, cá nhân về các chính sách xã hội hóa thu hút đầu tư trong lĩnh vực dạy nghề trên địa bàn thành phố nhằm khuyến khích tham gia phát triển công tác dạy nghề.

Thường xuyên kiểm tra, giám sát tình hình thực hiện Đề án đào tạo nghề cho LĐNT.

Trong 6 tháng đầu năm 2019 đã  tổ chức dạy nghề cho LĐNT được 85/119 lớp, đạt tỷ lệ 71,4% với 3.045 người. Các ngành nghề trọng điểm thu hút người học như: Trồng và chăm sóc cây cảnh, cây ăn trái; trồng rau an toàn, nuôi và phòng trị bệnh gia súc, gia cầm, sản xuất lúa giống, nhân lúa giống, nuôi trùn quế, trồng dưa hấu;…

Nghiệp vụ du lịch, pha chế thức uống, thiết kế đồ họa, chăm sóc da, tđiểm, may công nghiệp, nấu ăn, kỹ thuật hàn, nais, lái xe ô tô hạng B2, may giầy da, kỹ thuật điện lạnh, nề (xây dựng), may gia dụng, sửa chữa máy tính, uốn tóc, đan đát, đan dây nhựa, đan lục bình, sửa chữa máy nổ, điện cơ, sửa chữa xe gắn máy…

Tạo việc làm ổn định sau học nghề

Ông Đào Minh Lợi, Trưởng phòng Giáo dục nghề nghiệp TP.Cần Thơ cho biết: Lũy kế đến tháng 6/2019, toàn thành phố có tổng số 41 mô hình dạy nghề gắn với giải quyết việc làm đạt hiệu quả. Điển hình như mô hình đan lục bình, sản xuất lúa giống, may giỏ xách,  đan đát, tổ hợp tác may, liên kết với công ty sản xuất giày Taekwang tại khu công nghiệp Hưng Phú, liên kết với công ty TNHH Bình Tiên (Đồng Nai) - chi nhánh Bitis' Cần Thơ, mô hình thành lập các hợp tác xã hoa kiểng, cây ăn trái, Hợp tác xã chanh không hạt tại ấp Trường Hòa, xã Trường Long; Câu lạc bộ làm vườn (trồng vú sữa) ấp Trường Khương, xã Trường Long; mô hình đan sọt trồng hoa kiểng…

 Để chuẩn bị tốt cho công tác đào tạo nghề cho LĐNT, ngay  từ đầu năm Sở LĐ-TB&XH đã thông báo đến tất cả các cơ sở GDNN trên địa bàn thành phố có nhu cầu đăng ký tham gia dạy nghề cho LĐNT tiến hành đăng ký nghề đào tạo, số lượng lớp, kèm theo báo cáo năng lực đào tạo của đơn vị về cơ sở vật chất thiết bị dạy nghề, đội ngũ giáo viên, chương trình giáo trình và định hướng giải quyết việc làm sau đào tạo; trên cơ sở đó tổng hợp các đơn vị đủ điều kiện, thông tin đến Phòng LĐ-TB&XH các quận, huyện tìm hiểu và lựa chọn những đơn vị đủ năng lực đảm bảo chất lượng dạy nghề đề xuất đơn vị đào tạo cho địa phương.

Trao bằng tốt nghiệp cho lớp đào tạo nghề LĐNT

Trao bằng tốt nghiệp cho lớp đào tạo nghề LĐNT

Năm 2019 có 32 đơn vị tham gia. Điển hình là trường Trung cấp Tây Đô trong 6 tháng đầu năm 2019 đã khai giảng 6 lớp, mỗi lớp đào tạo cho 25 – 35 người. Đa số các học viên sau khi học nghề đều có việc làm ổn định. Trường Trung cấp Kinh tế Kỹ thuật TP.Cần Thơ đã thực hiện rất hiệu quả trong công tác đào tạo nghề cho LĐNT, 100% học viên sau khi tốt nghiệp có việc làm ổn định và lương cao.

Ông Châu Hồng Thái chia sẻ: Những tháng cuối năm 2019, TP. Cần Thơ tiếp tục triển khai các lớp sơ cấp và dạy nghề dưới 3 tháng theo chỉ tiêu kế hoạch đề ra. Để đảm bảo hiệu quả trong công tác đào tạo và giải quyết việc làm, TP. Cần Thơ tiếp tục triển khai thực hiện một số giải pháp như: Đẩy mạnh công tác tuyên truyền các chủ trương, chính sách của Đảng, Nhà nước và của thành phố  về công tác đào tạo nghề cho LĐNT đến năm 2020 đến người lao động, và đoàn viên, hội viên nông dân để nâng cao nhận thức về học nghề, lựa chọn ngành nghề phù hợp với thị trường lao động để có cơ hội tìm việc làm hoặc tự tạo việc làm sau đào tạo.


 Tiếp tục phối hợp với ngành GD&ĐT tư vấn phân luồng học sinh để tuyển sinh các lớp nghề trình độ trung cấp (vừa học nghề vừa học văn hóa theo Đề án); có kế hoạch tuyển sinh sau khi có kết quả tuyển sinh cao đẳng, đại học. Tập trung vào trọng tâm của công tác đào tạo nghề cho LĐNT là dạy nghề gắn với sản xuất, gắn với giải quyết việc làm và tham gia vào các thị trường lao động trong nước và ngoài nước, cũng như phục vụ cung ứng lao động cho các doanh nghiệp trên địa bàn thành phố.

Khảo sát điều tra nhu cầu học nghề của người lao động để làm cơ sở xây dựng kế hoạch đào tạo nghề cho LĐNT năm 2020. Tăng cường công tác kiểm tra, giám sát đối với các lớp dạy nghề, để kịp thời phát hiện, chấn chỉnh các thiếu sót hoặc xử lý các vi phạm có thể xảy ra. 


PHA LÊ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh