THỨ NĂM, NGÀY 19 THÁNG 09 NĂM 2024 11:12

An Giang: Dạy nghề may, thêu, kết cườm cho phụ nữ Chăm

 

Làng Chăm xã Đa Phước, huyện An Phú (An Giang) từ lâu đã nổi tiếng với những sản phẩm độc đáo, mang đậm bản sắc tuyền thống của đồng bào Chăm nơi đây.

Đó là những sản phẩm đan, móc, kết cườm trên trang phục phụ nữ Hồi giáo, với những hoa văn, họa tiết có nét đẹp rất riêng và tinh xảo.

Những sản phẩm này thường được may và kết cườm rất tỷ mỷ, cầu kỳ bởi những đôi bàn tay khéo léo, chủ yếu của những người phụ nữ Chăm ở Đa Phước, An Phú.

Những sản phẩm này, không chỉ để đáp ứng nhu cầu sử dụng rộng rãi của những người phụ nữ Chăm ở An Giang, mà còn xuất khẩu sang các quốc gia khác có người theo đạo Hồi sinh sống.

Hầu hết những người phụ nữ và một số đàn ông trong cộng đồng người  Chăm ở xã Đa Phước hiện nay đều yêu nghề may, đan, móc, kết cườm trang phục phụ nữ Chăm nói riêng, trang phục phụ nữ Hồi giáo nói chung.

 

 

Nghề may, thêu, đan, móc, kết cườm đã, đang thu hút đông đảo phụ nữ Chăm theo học và hành nghề vươn lên xóa nghèo


Trong quy trình sản xuất, họ thường nhận gia công tại nhà khâu kết cườm, hoặc đan, móc sau đó giao hàng cho các cơ sở lớn tại địa phương.

Hầu hết những người phụ nữ Chăm ở Đa Phước đều theo học nghề truyền thống đan, móc áo gối, màn treo cửa buồng từ rất lâu, nên có rất nhiều người lành nghề.

Những mặt hàng này trước đây, chủ yếu tiêu thụ ở thị trường nội địa và một phần xuất sang bán cho cộng đồng người Chăm ở Campuchia, nên thu nhập không cao.

Từ khi nghề may và kết cườm trang phục phụ nữ Chăm phát triển, những người phụ nữ này đã tham gia học nghề và đã chuyển sang nhận làm gia công cho các cơ sở sản xuất ở địa phương.

Chị Hakymah chủ cơ sở UMFARHAN cho biết, trước đây chị cũng nhận may trang phục truyền thống người Chăm cho bà con ở địa phương, nhưng thu nhập không đáng bao nhiêu.

 Sau bao trăn trở, chị đã quyết định chuyển hướng sang may công nghiệp, kết hợp với truyền thống kết cườm, đan, móc.

Hiện nay cơ sở của chị luôn có hàng chục công nhân vừa học, vừa làm mỗi người đảm trách một công đoạn khác nhau như cắt vải, vắt sổ, ráp thân, kết cườm, móc, thêu hoa văn, họa tiết trang trí.

 Ngay trước của cơ sở sản xuất của chị là một của hàng trưng bày quảng bá và bán sản phẩm. Những sản phẩm của cơ sở sản xuất của chị một phần được bán ở nội địa, một phần xuất sang thị trường Malaysia và một số quốc gia trong khu vục Đông Nam Á.

Theo chị Hakymah, để giữ được khách hàng, cơ sở may của chị thường xuyên thiết kế nhiều mẫu mã, với những họa tiết trang trí thêu hoa văn, kết cườm tỷ mỷ, công phu vừa đẹp, vừa bền nên được khách hàng rất ưa chuộng. Hiện nay làng Chăm Đa Phước có khoảng 5 cơ sở chuyên sản xuất các sản phẩm quấn áo kết cườm xuất khẩu, đem lại hiệu kinh tế rất khả quan.

Cơ sở của chị Salyhah hiện có hàng chục máy may công nghiệp, với hơn hàng chục lao động có việc làm thường xuyên, thu nhập ổn định.

Tất cả sản phẩm của cơ sở làm ra chủ yếu xuất khẩu sang thị trường các nước: Ấn Độ, Malaysia, Indonesia, với những đơn đặt hàng ngày càng tăng.

Một người thợ có nhiều năm trong nghề cho biết, công việc may gia công và kết cườm quần áo khá nhẹ nhàng, phù hợp với nhiều người, nhất là chị em phụ nữ, chỉ cần học ngắn ngày và chăm chỉ, khéo léo là làm được, thu nhập bình quân khoảng 5 – 6 triệu đồng/ người/ tháng.

Chính vì thế, nghề này thu hút rất nhiều lao động ở địa phương, kể cả nam thanh niên.

 Hiện nay sản phẩm của các cơ sở sản may và kết cườm quần áo ở địa phương đều có thị trường tiêu thụ ổn định, đó chính là cơ hội để làng nghề phát triển mạnh hơn nữa trong tương lai.

 Đặc biệt là góp phần vào sự thay đổi diện mạo của một làng Chăm đang trong quá trình xây dựng nông thôn mới.

LƯƠNG ĐỊNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh