THỨ NĂM, NGÀY 19 THÁNG 09 NĂM 2024 09:05

An Giang: Dạy nghề đan đát cho phụ nữ nông thôn

Tỉnh An Giang xác định rõ động lực giảm nghèo chính là tập trung thực hiện đồng bộ các giải pháp, chính sách giảm nghèo và một trong những chính sách quan trọng chính là dạy nghề, tạo được việc làm cho người lao động.

Để việc thực hiện các mô hình hiệu quả, tỉnh đã xây dựng kế hạch phân bổ kinh phí thực hiện hàng năm, tiến hành khảo sát một số mô hình dạy nghề có hiệu quả và phù hợp với định hướng phát triển kinh tế địa phương.

Trong đó đặc biệt quan tâm đến những nhóm ngành nghề phù hợp với nhu cầu phát triển kinh tế của từng hộ nghèo, cận nghèo để ký hợp đồng với Phòng LĐ – TB & XH cấp huyện, trung tâm dạy nghề cấp huyện, hội đoàn thể cấp tỉnh để triển khai dạy nghề thiết thực, như nghề đan đát.

 Đồng thời, tổ chức các cuộc hội thảo đánh giá kết quả thực hiện và chia sẻ kinh nghiệm, phương thức tổ chức dạy nghề đan đan đát có hiệu quả, để phổ biến nhân rộng.

Thường xuyên phối hợp với các sở, ban, ngành và UBND cấp huyện, xã tiến hành kiểm tra, giám sát việc triển khai thực hiện công tác dạy nghề ở địa phương, để kịp thời hướng dẫn địa phương xử lý những khó khăn vướng mắc trong quá trình triển khai thực hiện.

 

Nhờ được học nghề đan đan và được hỗ trợ vốn sản xuất nhiều phụ nữ An Giang đã tự tạo được việc làm tại gia với thu nhập tăng, ổn định

Nhờ đó những năm qua trên địa bàn tỉnh đã có hàng chục ngành nghề thiết thực được đông đảo lao động nông thôn theo học, trong đó nghề đan đát đã và đang phát huy tính hiệu quả.

Đa số lao động nữ tham gia học nghề đan đát đều có cơ hội tìm được việc làm, hoặc tự tạo được việc làm ở địa phương và đều có ý chí vươn lên thoát nghèo bằng chính năng lực, sức lao động của mình.

Đến nay phần lớn số lao động nữ tham gia thực hiện mô hình đan đát đã vươn lên thoát nghèo, thoát cận nghèo.

 Đặc biệt là các làng nghề đan đát được khôi phục, khởi sắc đã thu hút, tạo việc làm thường xuyên và ổn định cho hàng ngàn lao động địa phương.

 Có thể nói, việc triển khai thực hiện mô hình dạy nghề đan Đab đát đã đem lại hiệu quả to lớn cả về mặt kinh tế và mặt nhận thức xã hội.

Trước khi chưa tham gia học nghề đan đát, đa số phụ nữ nghèo, cận nghèo đều thiếu vốn sản xuất, không có việc làm ổn định, thu nhập bấp bênh.

Sau khi tham gia học nghề đan đát họ đã được tạo điều kiện hỗ trợ vay vốn sản xuất, có việc làn ổn định, tăng thu nhập, cải thiện cuộc sống.

Đó chính là những yếu tố cơ bản để họ vươn lên thoát nghèo, thoát cận nghèo theo hướng bền vững.

Từ thực tế hiệu quả những năm qua, trong giai đoạn tiếp theo An Giang tiếp tục tập trung nguồn lực đẩy mạnh và nhân rộng mô hình dạy và phát triển nghề đan đát để góp phần giảm nhanh tỷ lệ hộ nghèo phương

 

 

 

LƯƠNG ĐỊNH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh