An Giang: Nông dân Khmer được vay vốn nuôi bò lai sind lợi nhuận cao
- Dược liệu
- 22:51 - 26/04/2017
Vùng Bảy Núi gồm 2 huyện Tri Tôn và Tịnh Biên, từ lâu nổi tiếng nghề chăn nuôi bò phục vụ sức kéo, bò đua, bò thịt và bò sinh sản của đồng bào Khmer. Nhưng khoảng 10 năm nay đàn bò nơi đây có dấu hiệu thái hóa giống, khiến cho nghề chăn nuôi hò của đồng bào Khmer đạt hiệu quả kinh tế chưa cao.
Trước thực trạng ấy, để nâng cao hiệu quả nghề nuôi bò của đồng Khmer, tỉnh An Giang đã triển khai chương trình cải tạo lại tầm vóc đàn bò bằng cách chuyển giao kỹ thuật ứng dụng phương pháp chăn nuôi mới, cải tạo giống bò địa phương theo hướng sind hóa tại Tri Tôn, Tịnh Biên.
Bò lai sind có ưu điểm tầm vóc cao to, lượng thịt nhiều, bán được giá cao, lợi nhuận tăng nên được nhiều hộ nông dân Khmer lựa chọn để phát triển đàn bò.
Đây là chương trình chuyển giao ứng dụng khoa học kỹ thuật vào khâu lai tạo, chăm sóc và chủ động nguồn thức ăn cho đàn bò.
Cách làm mới này thay thế hoàn toàn tập quán chăn thả trước đây của đồng bào Khmer đã đem lại lợi ích nhiều hơn, nên được đông đảo bà con nông dân Khmer hưởng ứng.
Nhờ được vay vốn để đầu tư nuôi bò theo hướng sind hóa thay thế giống bò truyền thống địa phương mà nhiều hộ nông dân Khmer vươn lên thoát nghèo và làm giàu
Tạo điều kiện cho nông dân Khmer tham gia vào chương trình đưa giống bò lai sind cho hiệu quả kinh tế cao, tỉnh đã có hàng chục chương trình tín dụng ưu đãi từ Ngân hàng Chính sách xã hội (NHCSXH) được triển khai áp dụng hiệu quả, với tổng dư nợ hàng trăm tỷ đồng. Qua đó, đã tạo điều kiện cho hàng ngàn lượt hộ Khmer nghèo được vay vốn để đầu chăn nuôi bò thịt, bò sinh sản đạt hiệu quả kinh tế vươn lên thoát nghèo.
Tại 2 huyện Tri Tôn, Tịnh Biên có hàng tram hộ gia đình Khmer được các ngành, các cấp mở lớp dạy nghề, tập huấn về kỹ thuật chăn nuôi, chăm sóc bò và được NHCSXH cho vay vốn phát triển đàn bò.
Chính nhờ nhiều hộ gia đình đồng bào Khmer được vai vốn ưu đãi để đầu tư chăn nuôi bò lai sind, nên từ năm 2012 đến nay tỷ lệ hộ nghèo ở Tri Tôn, Tịnh Biên giảm nhanh đả và đang vươn lên làm giàu.
Khi cuộc sống vật chất của người dân được nâng lên, bộ mặt nông thôn vùng đồng bào Khmer cũng đổi mới và khởi sắc.
Hệ thống điện, đường, trường, trạm được đầu tư xây dựng đồng bộ, con em đồng bào Khmer vùng Bẩy Núi được đến trường, người dân được chăm sóc sức khỏe, có điện sinh hoạt và phục vụ sản xuất, dùng nước hợp vệ sinh, môi trường sống được cải thiện. Đặc biệt, những ngôi chùa Khmer ở địa phương ngày nay được trùng tu, tạo cảnh quan đẹp thu hút du khách thập phương đến vùng Bảy Núi.
Qua đó, vị thế những ngôi chùa Khmer, trung tâm sinh hoạt nghi lễ tâm linh, văn hóa của cộng đồng phum, sóc ngày càng được nâng cao.