CHỦ NHẬT, NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2024 06:37

Xem xét để doanh nghiệp tiếp cận Quỹ bảo hiểm thất nghiệp

Bộ trưởng Đào Ngọc Dung tại phiên chất vấn trước Quốc hội chiều nay 5/6

 

Tại phiên chất vấn Bộ trưởng Bộ LĐ-TB&XH Đào Ngọc Dung chiều nay, đại biểu Trương Thị Bích Hạnh (Bình Dương) hỏi giải pháp để doanh nghiệp tiếp cận được nguồn lực từ Quỹ bảo hiểm thất nghiệp nhằm đảm bảo việc làm ổn định cho người lao động?

Trả lời đại biểu, Bộ trưởng Đào Ngọc Dung cho biết, hiện Quỹ bảo hiểm thất nghiệp kết dư 67.000 tỷ đồng. Trong 10 năm qua quỹ này đã hỗ trợ 3,6 triệu lượt người thất nghiệp; 3,2 nghìn người học nghề.

“Doanh nghiệp muốn được hỗ trợ từ quỹ này thì phải có 3 điều kiện: đất nước suy giảm kinh tế; thay đổi cơ cấu doanh nghiệp; lý do bất khả kháng”, Bộ trưởng cho biết.

Người đứng đầu ngành LĐ-TB&XH cũng cho biết thêm, tới đây Bộ sẽ đề xuất Uỷ ban thường vụ Quốc hội cho giảm nhẹ các điều kiện để doanh nghiệp có thể tiếp cận được vốn từ quỹ này. 

“Bộ cũng sẽ hoàn thiện chính sách bảo hiểm xã hội, nhất là bảo hiểm thất nghiệp để hỗ trợ doanh nghiệp theo thông lệ các nước đang áp dụng”, Bộ trưởng nhấn mạnh.

Tự chủ không có nghĩa là bị cắt toàn bộ kinh phí

Liên quan đến khó khăn của một số trường văn hóa nghệ thuật, đại biểu Dương Minh Ánh (Hà Nội) nêu, hiện đa số trường văn hóa, nghệ thuật và thể dục thể thao còn nhiều khó khăn về vật chất, tài chính, nhưng nhiều địa phương hiện còn giao cho các trường này tự lực tài chính. Đây là khó khăn và thử thách với nhóm trường này. Bộ trưởng có giải pháp tháo gỡ nào cho các trường này trong thời gian tới?

“Việc tự chủ trong giáo dục ghề nghiệp không có nghĩa là cắt toàn bộ kinh phí”, Bộ trưởng khẳng định và làm rõ thêm: Quan trọng nhất là giao tự chủ về quản lý bộ máy, giáo viên, giáo trình, chương trình… để tạo điều kiện cho các cơ sở năng động nhất, tinh gọn nhất đáp ứng yêu cầu học sinh, sinh viên ra trường có việc ngay.

Đối với tài chính, Bộ đang xây dựng nhằm cụ thể hóa Nghị quyết trung ương 6 sắp xếp các đơn vị công lập, các đơn vị có khả năng tự chủ toàn phần và ngay thì sẽ tiến hành ngay.

“Hiện, Bộ đã thí điểm 3 trường tự chủ toàn phần và 21 trường lực lượng vũ trang cũng tự chủ. Sau 2 năm triển khai số sinh viên đã tăng lên, đời sống giáo viên tăng, thu nhập tăng lên, cở sở vật chất cũng tăng…"

Bộ trưởng cho biết, tự chủ không có nghĩa là cào bằng, đối với tỉnh miền núi, vùng sâu, xa, hay một số ngành chuyên biệt như múa, nghệ thuật truyền thống, chèo, tuồng… sẽ có cơ chế hoàn toàn khác so với mặt bằng chung, đặc biệt là phải đặt hàng đào tạo theo đầu ra.

“Hiện có hơn 40 trường trong khối văn hóa nghệ thuật, Bộ đã đưa một số trường xếp vào nhóm chất lượng cao, chuẩn để nâng cấp. Những ngành chuyên việt, khu vực, ngành nghề sẽ có cơ chế riêng, chuyển theo đơn đặt hàng, tính theo chuẩn đầu ra, sinh viên ra trường là có việc ngay”, người đứng đầu ngành LĐ-TB&XH khẳng định.

Thanh Nhung - Châu Giang

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh