CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 01:11

Vĩnh Phúc: Tập trung đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp

Thực hiện dự án "Đổi mới và nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp", thuộc Chương trình mục tiêu Giáo dục nghề nghiệp - Việc làm và An toàn lao động giai đoạn 2016 – 2020. Toàn tỉnh sẽ đào tạo nghề cho 105.500 lao động, trong đó: Trình độ cao đẳng nghề 17.500 lao động; trung cấp nghề 39.000 lao động; sơ cấp nghề và dưới 3 tháng cho 49.000 lao động.

Ông Phạm Thế Vinh - Phó trưởng phòng Dạy nghề Sở LĐ-TB&XH tỉnh Vĩnh Phúc cho biết, hiện toàn tỉnh có 39 cơ sở tham gia hoạt động giáo dục nghề nghiệp trên địa bàn. Trong đó: 7 trường trường cao đẳng; 5 trường trường trung cấp; 22 trung tâm trung tâm giáo dục nghề nghiệp…Quy mô đào tạo năm 2019 đạt trên 50 ngàn người. Tỷ lệ lao động qua đào tạo tăng nhanh hàng năm, năm 2019 dự kiến đạt 74,2%.

Vĩnh Phúc: Tập chung đổi mới nâng cao chất lượng giáo dục nghề nghiệp - Ảnh 1.

Ảnh minh họa.

Tổng số cán bộ, giáo viên của các cơ sở dạy nghề trên địa bàn tỉnh năm 2019 là 1.994 người. Trong đó: Giáo viên dạy Cao đẳng 1.141 người; giáo viên dạt trung cấp 279 người; Giáo viên dạy sơ cấp nghề và dạy nghề dưới 3 tháng 574 người.

Để nâng cao chất lượng đào tạo nghề Sở LĐ-TB&XH tỉnh đã thực hiện những giải pháp đồng bộ như:

Về công tác phát triển đội ngũ giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề: Sở LĐ-TB&XH phối hợp với các trường Đại học có uy tín, chất lượng tổ chức đào tạo, bồi dưỡng kỹ năng thực hành nghề cho 332 giáo viên GDNN trên địa bàn tỉnh. Tổ chức 16 hội nghị tập huấn, bồi dưỡng nâng cao năng lực cho 5.228 lượt cán bộ làm công tác LĐ-TB&XH cấp huyện, xã và các cơ sở GDNN;

Cán bộ quản lý, giáo viên đã thực hiện công tác đào tạo bồi dưỡng dạy thí điểm tại Pháp và Úc của 03 nghề (Công nghệ ô tô, Điện công nghiệp, Cắt gọt kim loại) 106 lượt người của trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc và Cao đẳng Cơ khí Nông nghiệp;

Về phát triển chương trình, giáo trình: Trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc, Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc được Tổng cục Giáo dục nghề nghiệp giao đào tạo thí điểm nghề Cơ điện tử theo chuẩn ASEAN, nghề Cắt gọt kim loại, Công nghệ ô tô, Điện công nghiệp được tham gia chuyển giao bộ chương trình đào tạo theo đề án "Chuyển giao các bộ chương trình; đào tạo, bồi dưỡng giáo viên và cán bộ quản lý dạy nghề; đào tạo thí điểm các nghề trọng điểm cấp độ khu vực ASEAN, quốc tế";

Về cơ sở vật chất và thiết bị dạy nghề: Giai đoạn 2016-2020, Vĩnh Phúc đầu tư 2 trường (Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc, và trường Cao đẳng Kinh tế - Kỹ thuật Vĩnh Phúc) và 12 cơ sở GDNN với kinh phí 244.433 triệu đồng. Trong đó ngân sách trung ương 44.000 triệu đồng và ngân sách tỉnh 200.433 triệu đồng;

Về Gắn kết dạy nghề với thị trường lao động và doanh nghiệp: Sở LĐ-TB&XH chỉ đạo cơ sở giáo dục nghề nghiệp đẩy mạnh công tác phối hợp với doanh nghiệp trong việc xây dựng chương trình đào tạo, thực hành, thực tập nâng cao kỹ năng nghề nhằm hỗ trợ, giúp học sinh, sinh viên tiếp cận với kỹ thuật, công nghệ sản xuất của doanh nghiệp ngay khi đang học.

Sở LĐ-TB&XH đề nghị các doanh nghiệp đóng trên địa bàn cung cấp thông tin về nhu cầu đào tạo, sử dụng lao động của doanh nghiệp theo ngành, nghề; chỉ đạo các cơ sở giáo dục nghề nghiệp đóng trên địa bàn tỉnh xây dựng kế hoạch tuyển sinh, đào tạo các ngành, nghề gắn với nhu cầu của doanh nghiệp; xây dựng và tổ chức triển khai kế hoạch đẩy mạnh hợp tác giữa cơ sở GDNN với doanh nghiệp.

Các cơ sở GDNN chủ động liên kết với doanh nghiệp để tổ chức sản xuất hàng hóa ngay tại nhà trường góp phần nâng kỹ năng nghề của người học và tăng thu nhập cho nhà trường và học sinh, sinh viên (Trường Cao đẳng Cơ khí Nông nghiệp, Trung tâm Dạy nghề Minh Tiến);

Về hợp tác quốc tế về dạy nghề: Nhằm tăng cường giao lưu học tập kinh nghiệm và tổ chức đào tạo theo chuẩn quốc tế, tỉnh Vĩnh Phúc đồng ý và cho phép trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc tổ chức đào tạo thí điểm theo chuẩn quốc tế nghề Điện tử công nghiệp cho 19 sinh viên). Đồng ý chủ trương, cho phép trường Cao đẳng nghề Vĩnh Phúc lập Dự án Ô (JCA) "Tăng cường lĩnh vực giáo dục nghề nghiệp tại Việt Nam" vay vốn ODA của Chính phủ Nhật Bản với tổng mức đầu tư của Dự án ước tính 19 tỷ Yên Nhật (tương đương gần 4 nghìn tỉ đồng);

Trường Cao đăng cơ khí Nông nghiệp được giao tổ chức đào tạo thí điểm 04 nghề theo chuẩn ASEAN và Quốc tế (Tuyển sinh năm 2016) gồm Công nghệ ô tô: 23 sinh viên, Điện công nghiệp 15 sinh viên; Cắt gọt kim loại 19 sinh viên và nghề Hàn (tuyển sinh năm 2017)18 sinh viên.

TUẤN ANH

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh