CHỦ NHẬT, NGÀY 10 THÁNG 11 NĂM 2024 06:24

Vĩnh Long: Nhiều nỗ lực trong công tác “Đền ơn đáp nghĩa”

 

Phóng viên báo Lao động & Xã hội đã có cuộc trao đổi với ông Lữ Quang Ngời - Phó Chủ tịch UBND tỉnh  Vĩnh Long về vấn đề này.

* Thưa ông, Vĩnh Long là một trong những tỉnh thực hiện tốt công tác chăm lo cho người có công, gia đình chính sách, ông cho biết cụ thể về công tác này? 

- Ông Lữ Quang Ngời: Năm 2016 là năm đầu tiên triển khai thực hiện Nghị quyết Đại hội Đại biểu Đảng bộ tỉnh Vĩnh Long lần thứ X (nhiệm kỳ 2015 – 2020) và kế hoạch phát triển kinh tế - xã hội 5 năm 2016 - 2020 của tỉnh, ngành Lao động - Thương binh và Xã hội tiếp tục tập trung triển khai thực hiện tốt các chỉ tiêu nhiệm vụ được giao nhằm góp phần thực hiện thắng lợi các chỉ tiêu, nhiệm vụ phát triển kinh tế - xã hội của tỉnh và lập thành tích chào mừng thành công của Đại hội đại biểu toàn quốc lần thứ XII của Đảng, bầu cử Đại biểu Quốc hội khoá XIV và Hội đồng nhân dân các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021.

Hiện nay, toàn tỉnh Vĩnh Long có trên 16.000 gia đình liệt sỹ, 2.800 Mẹ Việt Nam anh hùng, trong đó 265 mẹ còn sống, hơn 21.450 gia đình có công với nước. Dù còn nhiều khó khăn nhưng nhiệm vụ chăm lo gia đình chính sách được xem là nhiệm vụ trọng tâm, hàng đầu thông qua việc chăm lo từ vật chất đến tinh thần, cho các gia đình chính sách và người có công như: xây dựng nhà tình nghĩa, phụng dưỡng suốt đời các mẹ VNAH, chăm sóc sức khỏe thường xuyên, tổ chức nhiều chuyến đi tham quan, nghỉ dưỡng trên khắp mọi miền đất nước, thăm các chiến trường xưa…

Trong năm 2016, tỉnh Vĩnh Long đã hoàn thành đề án “Hỗ trợ nhà ở cho người có công với cách mạng” theo Quyết định 22 của Thủ tướng Chính phủ với tổng số trên 5.310 căn nhà, đạt tỷ lệ trên 100% so với số lượng thực tế cần hỗ trợ.

Nỗ lực của Vĩnh Long trong công tác đền ơn đáp nghĩa còn thể hiện qua việc ưu tiên từ vay vốn từ các Ngân hàng để trồng trọt, chăn nuôi phát triển sản xuất, góp phần nâng cao đời sống. Bên cạnh đó, tỉnh còn thực hiện Đề án 1956 của Chính phủ về dạy nghề, ưu tiên cho con, em liệt sĩ, thương binh, người có công. Những nỗ lực ấy thật đáng trân trọng và ghi nhận với đạo lý tốt đẹp “ Uống nước nhớ nguồn”.

* Đến thời điểm này đời sống của người có công, gia đình chính sách tỉnh Vĩnh Long đã bằng hoặc khá hơn mặt bằng chung so với dân cư nơi cư trú chưa, thưa ông? 

- Ông Lữ Quang Ngời: Với việc thực hiện tốt các chính sách chăm sóc người có công, đến nay, Vĩnh Long đã có nhiều phường, thị trấn được công nhận làm tốt công tác thương binh, liệt sĩ và NCC theo 6 tiêu chí của Bộ LĐ-TB-XH. Các cấp từ tỉnh đến địa phương đã cao nhận thức của cấp ủy, chính quyền và nhân dân trên địa bàn trong việc xã hội hóa các chương trình chăm sóc người có công, lồng ghép với nhiều chương trình khác như cho vay vốn ưu đãi, giải quyết việc làm, hỗ trợ phương tiện sản xuất… và kết hợp với sự tự phấn đấu vươn lên của chính bản thân đối tượng, gia đình người có công thoát khỏi cảnh đói nghèo.

 

Ông Lữ Quang Ngời trao quà cho các gia đình chính sách tại địa phương.


Trong dịp Tết Nguyên Đán Đinh Dậu năm 2017, tỉnh Vĩnh Long đã hỗ trợ trên 89.800 phần quà cho gia đình chính sách, người có công, hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt,… với kinh phí trên 27,78 tỷ đồng.

Tỉnh cũng đã trích ngân sách, nguồn Quỹ vì người nghèo của tỉnh và vận động xã hội hóa để hỗ trợ quà Tết cho 51.219 lượt hộ nghèo, cận nghèo, đối tượng bảo trợ xã hội, người mù, bệnh nhân nghèo….với tổng kinh phí 16.640,053 triệu đồng (ngân sách 572,4 triệu đồng, từ Quỹ vì người nghèo của tỉnh, huyện 1.847,5 triệu đồng, nguồn vận động xã hội hóa 14.220,153 triệu đồng).

Với những chính sách và hỗ trợ như trên, hiện các hộ gia đình người có công có mức sống bằng hoặc cao hơn mức sống trung bình so với dân cư nơi cư trú.

* Ông có thể cho biết những khó khăn, hạn chế trong công tác “Đền ơn đáp nghĩa” tỉnh Vĩnh Long hiện nay? 

- Ông Lữ Quang Ngời: Bên cạnh các kết quả, thành tựu đã đạt được, công tác “Đền ơn đáp nghĩa” tỉnh Vĩnh Long trong thời gian qua cũng còn một số mặt tồn tại, hạn chế như: Hiệu quả của công tác tuyên truyền phổ biến chính sách pháp luật, tập huấn các nghiệp vụ công tác còn thấp, nhất là cho cấp cơ sở. Tổ chức bộ máy, đội ngũ cán bộ làm công tác Người có công và xã hội các cấp ở một số địa phương còn thiếu và yếu, thường xuyên biến động, năng lực tham mưu đề xuất, tính chủ động sáng tạo, khả năng phối hợp tổ chức triển khai các

Có thể nói, các chương trình, dự án giúp vốn làm ăn, xây cất nhà ở, dạy nghề, giải quyết việc làm, hỗ trợ về y tế, giáo dục đã góp phần cải thiện và nâng cao đời sống cho đối tượng người có công, người nghèo. Tuy nhiên, thực tế cho thấy, đời sống của một bộ phận người có công, người nghèo, đồng bào dân tộc thiểu số vẫn chưa hết khó khăn bởi do nhiều nguyên nhân khách quan và chủ quan.

Trong thời gian tới tỉnh sẽ khắc phục những khó khăn, hạn chế trong công tác “Đền ơn đáp nghĩa”. Đây là một trong những mục tiêu trọng tâm của ngành LĐ-TB&XH nói riêng và tỉnh Vĩnh Long nói chung.

* “Quỹ đến ơn đáp nghĩa” của tỉnh Vĩnh Long hiện nay hoạt động như thế nào, có hiệu quả không, thưa ông? 

- Ông Lữ Quang Ngời: Thời gian qua, cuộc vận động đóng góp quỹ Đền ơn đáp nghĩa của tỉnh Vĩnh Long đã lan tỏa đến hầu hết các cấp, ngành và nhân dân tỉnh. Tổng kinh phí trên 62 tỷ đồng. Đồng thời, thăm viếng, trợ cấp đột xuất cho đối tượng chính sách ốm đau, rủi ro, tai nạn, hỗ trợ NCC cải thiện đời sống, thoát nghèo. Những đóng góp thiết thực không chỉ thể hiện sự tri ân, lòng biết ơn đối với NCC với nước, mà còn góp phần giáo dục, phát huy truyền thống cách mạng, đạo lý uống nước nhớ nguồn của dân tộc Việt Nam cho thế hệ hôm nay và mai sau. 

Năm 2017, tỉnh Vĩnh Long đặt mục tiêu triển khai, phối hợp vận động Quỹ đền ơn đáp nghĩa của toàn tỉnh đạt trên 4 tỷ đồng. Đồng thời thực hiện tốt các chính sách "Đền ơn đáp nghĩa", cải thiện nâng cao đời sống vật chất và tinh thần cho người có công với cách mạng.

Với đạo lý "uống nước nhớ nguồn”, các địa phương tỉnh Vĩnh Long sẽ có nhiều giải pháp, việc làm tình nghĩa phù hợp, tạo điều kiện để gia đình chính sách phát huy khả năng của mình. Từ đó, không chỉ phát huy sức mạnh của Nhà nước, cộng đồng, mà còn khơi dậy ý chí tự lực, chủ động của chính người có công, giúp họ vươn lên ổn định cuộc sống. 

* Xin cảm ơn ông!

NGỌC THIỆN

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh