Hòa Bình: Đời sống của người có công ngày càng được nâng cao
- Người có công
- 16:38 - 28/02/2017
Ảnh minh họa.
Tỉnh Hòa Bình đang quản lý và thực hiện chế độ ưu đãi đối với gần 30.000 người; trong đó, giải quyết chế độ hàng tháng cho đối tượng là Lão thành Cách mạng: 06 người; cán bộ Tiền khởi nghĩa: 18 người; Bà mẹ Việt Nam anh hùng: 12 người; thương binh, người hưởng chính sách như thương binh: 2.022 người; bệnh binh: 976 người; người có công với cách mạng: 01 người; người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học: 3.280 người; con đẻ của người hoạt động kháng chiến bị nhiễm chất độc hóa học: 614 người; người hoạt động kháng chiến bị địch bắt tù, đày: 88 người; Quân nhân xuất ngũ: 78 người; Công an xuất ngũ: 27 người; Người phục vụ thương, bệnh binh, Mẹ Việt Nam anh hùng, chất độc hóa học: 155 người; Tuất hàng tháng đối với thân nhân người có công: 2.151 người.
Tỉnh ủy, UBND tỉnh Quảng Bình đã tăng cường chỉ đạo các cấp, các ngành quan tâm thực hiện tốt công tác chăm sóc thương binh, liệt sỹ, người có công. Tỉnh đã ban hành các chính sách ưu đãi về đào tạo nghề, giải quyết việc làm cho con thương binh, bệnh binh. Như trợ cấp hằng tháng, bảo hiểm y tế, chăm sóc điều dưỡng sức khỏe, hỗ trợ nhà ở, đồ dùng sinh hoạt, ưu đãi trong giáo dục và đào tạo cho con người có công và các phong trào tình nghĩa được triển khai, thực hiện kịp thời. Các cơ quan, đơn vị từ tỉnh đến cơ sở có nhiều hoạt động để giúp đỡ, chăm lo cho gia đình người có công với cách mạng. Nhiều cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp, nhà hảo tâm đã nhận phụng dưỡng Bà mẹ Việt Nam anh hùng, nhận đỡ đầu con thương binh, thân nhân liệt sỹ có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn. Các phong trào tình nghĩa, xã hội hóa chăm sóc người có công ngày càng được đẩy mạnh. Người có công và thân nhân của họ đã được hưởng các chế độ ưu đãi của Nhà nước, đời sống ổn định và từng bước được cải thiện.
Trong những năm qua, tỉnh Hòa Bình đã xây mới 296 nhà; sửa chữa, nâng cấp 584 nhà ở cho hộ gia đình người có công và vận động ủng hộ Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa” toàn tỉnh được 22,158 tỷ đồng. Hết năm 2015, toàn tỉnh có trên 98% hộ gia đình người có công và thân nhân liệt sỹ có mức sống bằng hoặc khá hơn mức sống trung bình của nhân dân cùng địa bàn cư trú; 98% số xã, phường, thị trấn được công nhận làm tốt công tác thương binh, liệt sỹ và người có công. Trợ cấp một lần: 2.611 người là cựu thanh niên xung phong, kinh phí gần 7,5 tỷ đồng; giải quyết kinh phí theo quy định tại Quyết định số 62/2011/QĐ-TTg ngày 09 tháng 11 năm 2011 của Thủ tướng Chính phủ, cho 14.759 người, kinh phí 56,2 tỷ đồng; Quyết định hưởng chế độ trợ cấp một lần 01 người; giải quyết cấp thẻ Bảo hiểm y tế: 3.597 người.
Từ năm 2012 đến năm 2015 đã thực hiện chi trả ưu đãi cho người có công với tổng số tiền 495 tỷ đồng; trong đó: Trợ cấp ưu đãi thường xuyên 373 tỷ đồng; trợ cấp một lần 33 tỷ đồng; mua BHYT, điều dưỡng sức khỏe 29,5 tỷ đồng; tặng quà ngày lễ, tết 37 tỷ đồng; ưu đãi giáo dục 20,5 tỷ đồng; chi công tác mộ, nghĩa trang liệt sỹ 26 tỷ đồng, ưu đãi khác 4,5 tỷ đồng.
Thực hiện Quyết định số 22/2013/QĐ-TTg ngày 26 tháng 4 năm 2013 của Thủ tướng Chính phủ, đã rà soát, tổng hợp và thực hiện hỗ trợ kinh phí xây dựng nhà ở cho người có công được 130 nhà, với trị giá 4.420 triệu đồng.
Xây mới 213 ngôi nhà, tu sửa và nâng cấp 524 nhà với tổng kinh phí 13,7 tỷ đồng từ các nguồn vốn của: Tập đoàn VINGROUP; Ngân hàng Công thương Việt Nam; Quỹ “Đền ơn đáp nghĩa”; các nguồn vốn khác thực hiện xây mới 83 nhà, kinh phí 3,5 tỷ đồng; sửa chữa, nâng cấp: 60 nhà, kinh phí: 1,3 tỷ đồng. Đến nay, về cơ bản các đối tượng không còn ở nhà xiêu vẹo, dột nát.
Phong trào tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa cũng được các cơ quan tổ chức ủng hộ tích cực, nhiều xã phường 100% số gia đình thương binh, liệt sỹ đều được tặng sổ tiết kiệm tình nghĩa với mức cao nhất là 1,5 triệu đồng/sổ. Tổng số sổ được tặng trong 4 năm là 520 sổ với trị giá 550 triệu đồng.