Từ thoát nghèo, ổn định cuộc sống nhờ được vay vốn ưu đãi
- Tra cứu sét nghiệm y khoa
- 14:59 - 16/01/2016
- Tân Phú Đông (Tiền Giang): Nông dân thoát nghèo và làm giàu từ V.A.C
- Nghệ An: Năm 2015, Hội Phụ nữ giúp hơn 8.400 hộ thoát nghèo
- Đồng Tháp: Nông dân trồng rau sạch thoát nghèo
- Giúp dân thoát nghèo ở Ninh Thuận
- Phụ nữ An Giang giúp nhau thoát nghèo
- Quảng Nam: Tìm cách thoát nghèo dưới núi vàng
- Bạc Liêu: Xem công tác đào tạo nghề là giải pháp thoát nghèo bền vững
Đứng trước ngôi nhà khang trang, bà Nguyễn Thị Dung (trú tại Vũ Thư, tỉnh Thái Bình) không khỏi tự hào, phấn khởi. Bà Dung tham gia vào đội TNXP với nhiệm vụ san đường, tải đạn, gùi lương thực trong cuộc kháng chiến chống Mỹ. Ngày trở về, tuổi xuân của bà đã qua, chế độ cho TNXP chẳng được là bao. Mãi gần 40 tuổi, bà mới xây dựng gia đình.
“Hoàn cảnh gia đình tôi rất khó khăn, hàng năm chỉ quanh quẩn với ruộng lúa, bờ khoai. Đặc biệt là khi sinh 3 con, kinh tế gia đình càng trở nên khốn khó. May thay, cuối năm 2011, nhờ chính sách của nhà nước, tôi được vay gần 10 triệu đồng nên đã mua được hai con bò. Chỉ sau vài tháng, hai con bò đã sinh cặp bê con nữa. Cứ thế hai con bò sinh sản, chẳng mấy chốc tôi có cả chục con bò. Tôi bán một nửa số bò đó đã được hơn trăm triệu đồng. Số tiền ấy, một phần tôi dùng để trả nợ, phần còn lại mở cửa hàng khung nhôm cửa kính cho con làm. Kinh tế gia đình dần ổn định và có của ăn của để. Tôi thấy, chính sách vay vốn dành cho TNXP là chính sách hết sức đúng đắn nhằm hỗ trợ những người tham gia TNXP phục vụ kháng chiến như chúng tôi” - bà Dung vui vẻ chia sẻ.
Cùng chung niềm vui như bà Dung, bà Trần Thị Nhưỡng (trú tại huyện Quốc Oai, Hà Nội) cũng rất vui vì vừa thoát nghèo nhờ được vay vốn phát triển kinh tế gia đình. Bà Nhưỡng, là TNXP có thời gian tham gia phục vụ chiến đấu 3 năm. Trở về quê hương, kinh tế gia đình cũng gặp nhiều khó khăn, đặc biệt là khi bà xây dựng gia đình và sinh con.
Ảnh minh họa |
“Về quê, tôi chỉ biết mò cua, bắt ốc kiếm miếng ăn, chồng tôi thì đi làm thuê, kinh tế gia đình rất khó khăn. Năm 2005, nhà nước có chính sách cho những người như chúng tôi được vay vốn phát triển kinh tế. Thời ấy, số tiền được vay quá ít, chỉ đủ sửa sang cái bếp bị dột, mua đôi lợn về nuôi” - bà Nhưỡng chia sẻ.
Cũng theo bà Nhưỡng với đôi lợn bà mua, lợi nhuận chẳng được là bao, chỉ là lấy công làm lãi. Mãi đến cuối năm 2011, khi có chính sách vay vốn cho TNXP, gia đình bà mới được vay hơn 10 triệu đồng để xây lò, mua máy làm đậu phụ.
“Từ ngày được vay vốn để làm đậu phụ, kinh tế gia đình tôi đỡ khó khăn hơn hẳn. Ngoài việc giải quyết việc làm cho cả gia đình, kinh tế cũng từ đó ổn định hơn. Số tiền bán đậu phụ hằng ngày cũng đủ chi tiêu cho cả gia đình và còn có chút để tiết kiệm. Ngoài ra, bã đậu và nước đậu, tôi có thể nuôi hơn chục con lợn mà không cần phải mua thêm thức ăn ở ngoài. Từ số vốn hơn 10 triệu đồng, mỗi năm gia đình tôi thu lợi cả trăm triệu đồng” - bà Nhưỡng vui vẻ tâm sự.
Không chỉ bà Dung, bà Nhưỡng có điều kiện kinh tế khá giả nhờ chính sách ưu đãi của nhà nước đối với TNXP, mà nhiều người khác khi chúng tôi gặp đã thoát nghèo, kinh tế ổn định nhờ nguồn vốn này.
Theo thống kê của Ngân hàng Chính sách Xã hội, từ khi triển khai theo Quyết định số 40, đến ngày 30/11/2015, đã có trên 51.000 hộ gia đình TNXP được vay vốn.
Việc cho hộ gia đình TNXP vay vốn đã được Ngân hàng Chính sách Xã hội triển khai tích cực, hiệu quả, đảm bảo đúng đối tượng, tiến độ, góp phần vào việc giải quyết chính sách đến ơn đáp nghĩa đối với người có công và mang lại cho các gia đình TNXP tinh thần phấn khởi, ý chí phấn đấu làm kinh tế.