CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 06:59

Đồng Tháp: Nông dân trồng rau sạch thoát nghèo

 

Tại xã Phú Cường Huyện Tam Nông, trước đây người dân phần lớn đều sinh sống bằng nghề trồng lúa là chính. Thực hiện chủ trương của UBMD xã Phú Cường về chuyển đổi cơ cấu cây trồng, vật nuôi từ năm 2012 trở lại đây nhiều hộ nông dân đã mạnh dạn chuyển đổi đất trồng lúa kém hiệu quả sang trong màu theo mô hình sạch an toàn. Theo đó, nhiều hộ chủ yếu tập trung vào trồng hẹ, hành và gừng xen canh, trong đó gừng cho năng suất và hiệu quả kinh tế rất cao. Một số nông dân đang thực hiện mô hình trồng gừng xen canh hành trên đất ruộng cho biết, trên cùng một diện tích, nhưng trồng gừng đem lại hiệu quả kinh tế cao hơn so với trồng lúa. Trung bình 1 công đất (1.000 m2) trồng gừng, năng suất đạt từ 4,5 – 5 tấn gừng củ, với giá bán 20.000 đồng/kg, thì thu về khoảng 90 triệu đồng, sau khi trừ tất cả mọi chi phí, thì người trồng còn lãi khoảng hơn 60 triệu đồng/công. Lợi nhuận cao hơn trồng lúa, nên nhiều nông dân đã chuyển đổi cả chục công đất trồng lúa, sang trồng gừng và hành xen canh, mỗi năm thu về cả tỷ đồng/ năm. Điển hình như gia đình anh Huỳnh Tấn Lộc ở xã Phú Cường, đầu tư trồng gừng trên diện tích 15 công đất (15.000 m2), hàng năm lợi nhuận thu về trên 1 tỷ đồng/năm.

         

Mô hình trồng gừng hiệu quả kinh tế cao

Từ nguồn vốn vay của Ngân hàng chính sách xã hội (NHCSXH) huyện Hồng Ngự, Hội Phụ nữ (hpn) xã Phú Thuận A được hỗ trợ hàng trăm triệu đồng, để chị em tham gia thực hiện mô hình trồng rau sạch an toàn.  Đến nay mô hình này ngày càng phát triển, với  nhiều loại rau như: Cải bẹ xanh, bắp cải, hành, củ cải…rất phù hợp với thổ nhưỡng của địa phương. Nhờ đó các loại rau đều sinh trưởng tốt, chất lượng rau đảm bảo, giá cả rất ổn định, góp phần tăng thu nhập, cải thiện đáng kể đời sống kinh tế của chị em phụ nữ. Trước đây vì khó khăn về vốn, nhiều chị em phải vay mượn trong dân, với lãi suất cao hơn so với ngân hàng, nên sản phẩm làm ra lợi nhuận đạt thấp, cuộc sống vẫn bấp bênh. Đặc biệt từ khi tham gia vào Tổ phụ nữ trồng rau an toàn, chị em không còn phải lo nguồn vốn, nên chủ động được khâu xuống giống đúng thời vụ, phân bón, tưới tiêu, năng xuất đảm bảo đầu ra ổn định. Nhờ vậy mà những năm gần đây việc trồng rau an toàn của chị em  luôn thuận lợi, bớt rủi ro, lợi nhuận tăng cao, đời sống gia đình được cải thiện, nâng cao.

Mô hình tổ phụ nữ trồng rau sạch an toàn

Mô hình này đã giúp cho  hầu hết chị em phụ nữ ấp Phú Hòa A, xã Phú Thuận A  thường xuyên có việc làm ổn định, giảm bớt thời gian nhàn rỗi, từ đó các tệ nạn xã hội như ghi số đề, đánh bài cũng giảm theo đáng kể. Theo cán bộ HPN xã Phú Thuận A cho biết, phương hướng sắp tới sẽ đề xuất UBND huyện, Phòng NN & PTNT mở các lớp kỹ thuật cho chị em học cách trồng rau theo phương pháp an toàn để đạt hiệu quả kinh tế cao hơn. Đối với vấn đề về nguồn vốn, HPN xã sẽ đáp ứng nhu cầu không phải vay mượn ở bên ngoài, bên cạnh đó sẽ tiếp tục nhân rộng mô hình trồng rau an toàn và tổ hùn vốn để chị em có nguồn thu nhập ổn định nâng cao chất lượng cuộc sống vật chất cũng như tinh thần. Có thể nói, mô hình Tổ phụ nữ trồng rau an toàn ở xã Phú Thuận A đã thực sự mang lại hiệu quả kép: Vừa tạo được công ăn việc làm, xóa đói giảm nghèo, phát triển kinh tế hộ gia đình, vừa bổ sung kiến thức pháp luật cho chị em phụ nữ, góp phần đẩy lùi tệ nạn xã hội, thúc đẩy phát triển kinh tế, xã hội ở địa phương.                                                                                                

Lương Định

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh