CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 06:00

Trường Trung cấp nghề Bỉm Sơn (Thanh Hóa): Phát triển bền vững để hội nhập

Trường Trung cấp nghề Bỉm Sơn (Thanh Hóa): Phát triển bền vững để hội nhập - Ảnh 1.

Thạc sỹ Hứa Xuân Hương - Hiệu trưởng Trường TC nghề Bỉm Sơn

Đào tạo nghề theo nhu cầu xã hội

Trường TCN Bỉm Sơn được thành lập số 1086/QĐ-UBND ngày 24/4/2008 của UBND tỉnh Thanh Hóa, là trường đầu tiên được thành lập theo mô hình cấp thị quản lý. Mặc dù còn nhiều khó khăn về thiết bị, cơ sở vật chất, giáo viên giảng dạy nghề, nhưng với quyết tâm của tập thể cán bộ giáo viên, trường đã đạt được những kết quả toàn diện đáng ghi nhận, từng bước khẳng định uy tín, chất lượng đào tạo nghề.

Nhiều học viên của trường đã trở thành công nhân có tay nghề cao, thu nhập ổn định; nhiều doanh nghiệp đã trở thành đối tác, tin tưởng đặt đơn hàng nhờ trường đạo tạo nghề. Trong 10 năm qua, Trường đã tuyển sinh đào tạo được 5.375 học sinh. Trong đó trình độ trung cấp 2.187 người; sơ cấp 2.886 người; đào tạo dưới 3 tháng 300 người. Chất lượng đào tạo của trường ngày càng được nâng cao, đáp ứng nhu cầu của thị trường lao động. Tỷ lệ học sinh tốt nghiệp có việc làm và thu nhập ổn định đạt trên 90%. Nhà trường là một trong những đơn vị đi đầu trong việc liên kết, phối hợp chặt chẽ với các doanh nghiệp như Tổng Công ty 691; 693; Tổng Công ty cầu 18; Tổng Công ty Long Sơn; Công ty KH VINA, Công ty Huệ Anh, VAUDE, Công ty ô tô VEAM.... trong quá trình đào tạo, thực hành, thực tập và giải quyết việc làm cho học sinh sau khi tốt nghiệp.

Trường Trung cấp nghề Bỉm Sơn (Thanh Hóa): Phát triển bền vững để hội nhập - Ảnh 2.

Học viên học nghề kỹ thuật máy lạnh

Riêng năm 2018, trường đã đào tạo 453 học viên, hệ trung cấp 278 học viên (đạt 86,9%); hệ sơ cấp 175 học viên (đạt 87,5%). Trong đó, có 3 nghề trọng điểm cấp Quốc gia: Nghề Hàn 50 học sinh trung cấp; Sơ cấp 35 học viện; Nghề Công nghệ Ôtô: 49 học sinh; Nghề May thời trang: 94 học sinh trung cấp; Sơ cấp 140 học viên. Trên cơ sở những kết quả đã đạt được, năm học 2019 – 2020, Trường TCN Bỉm Sơn đặt chỉ tiêu tuyển sinh và đaoh tạo 500 học viên. Trong đó, hệ trung cấp 300 học viên, hệ sơ cấp 200 học viên với các ngành nghề đào tạo các nghề như: Hàn; Công nghệ ô tô; May thời trang; Kỹ thuật máy lạnh và điều hòa không khí; Điện công nghiệp và dân dụng; Tin học văn phòng; Vận hành, sữa chữa thiết bị lạnh.

Bên cạnh việc chú trọng nâng cao chất lượng đào tạo nghề, trường cũng thường xuyên tham gia các cuộc thi giúp các học viên nâng cao tay nghề thực tế, có nhiều sáng kiến hơn. Cụ thể, năm 2016 nhà trường có thiết bị tham gia Hội thi thiết bị dạy nghề tự làm Toàn Quốc Lần thứ V tại Cần Thơ và đạt giải ba. Năm 2017 có 5 giáo viên tham gia hội giảng nhà giáo giáo dục nghề nghiệp cấp tỉnh Lần thứ VII đạt 3 giải nhì và 2 giải 3; 01 đồng chí được công nhận là giáo viên giỏi cấp tỉnh (văn hóa). Năm 2016 có 1 học sinh tham gia dự thi Kỳ thi tay nghề Quốc gia lần thứ IX đạt giải Khuyến khích. Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa tặng Bằng khen đã có thành tích xuất sắc trong Hội thi tay nghề cấp tỉnh và quốc gia cho tập thể và 1 cá nhân. Các chế độ chính sách, ưu đãi và quyền lợi đối với học sinh được nhà trường giải quyết đầy đủ, kịp thời. Học sinh của trường luôn nâng cao tính chủ động, sáng tạo trong học tập, thực hành, thực tập, có ý thức rèn luyện nâng cao kiến thức, tự học tập nâng cao trình độ và kỹ năng nghề. Trường thực hiện chế độ khen thưởng cho học sinh có các thành tích trong học tập, rèn luyện, công tác phong trào... và kỷ luật đối với những học sinh vi phạm nội quy, quy định của nhà trường.

Trường Trung cấp nghề Bỉm Sơn (Thanh Hóa): Phát triển bền vững để hội nhập - Ảnh 3.

Học viên học nghề Điện dân dụng

Cùng với sự phát triển của tỉnh, những năm qua, thị xã Bỉm Sơn được nhiều nhà đầu tư quan tâm, đầu tư lĩnh vực may mặc, xi măng và các ngành nghề khác như: Công ty Xi măng Long Sơn, Công ty Ô tô VEAM, Công ty May Tiên Sơn, Công ty May ISVINA, Công ty May Huệ Anh đã đặt trường đào tạo cả ngàn công nhân. Đáng nói, có những đơn hàng nhà trường phải từ chối vì điều kiện của trường thiếu giáo viên đứng lớp, thiếu máy thực hành, nên không thể đào tạo được số học viên lớn.









Để giúp học viên nắm chắc kiến thức sau khi học lý thuyến, trường đã phối hợp với các công ty để học viên học thực hành tại các doanh nghiệp, nhờ đó tốt nghiệp ra trường các em có thể bắt tay ngay vào làm việc. Theo thống kê của trường, 100% học viên sau khi kết thúc khóa học đều có việc làm ổn định, cho thu nhập cao. Có nhiều lớp nghề chưa tốt nghiệp đã có công ty đến đặt vấn đề với trường xin các em sau khi tốt nghiệp về làm việc cho công ty. Nhiều học viên không chỉ hoàn thành tốt công việc, phát huy được tay nghề, mà còn đưa ra nhiều ý tưởng sáng tạo, được các doanh nghiệp đánh giá cao. Hiện các học viên của trường sau khi tốt nghiệp làm việc ổn định tại các công ty như: Lilama 5, Lilama 18, Lilama 691, Xi măng Long Sơn, Ô tô VEAM, May Tiên Sơn, May VUDE, May ISVINA, May Huệ Anh, May 10.

Cần được đầu tư thiết bị và thêm biên chế

Trong khi có nhiều trường nghề gặp khó khăn trong công tác tuyển sinh do nhiều học viên ra trường không xin được việc làm, thì Trường TCN Bỉm Sơn lại tuyển sinh rất tốt, nhu cầu học nghề ngày một tăng. Nếu được tỉnh cho thêm biên chế để tăng cường giáo viên giảng dạy và được đầu tư trang thiết bị để thực hành, thì hàng năm trường sẽ đào tạo nghề cho hàng ngàn lao động, đây sẽ là nguồn nhân lực quan trọng giúp thị xã Bỉm Sơn nói riêng và tỉnh Thanh Hóa nói chung thực hiện tốt hơn nữa nhiệm vụ phát triển theo hướng công nghiệp như đã đề ra.

Trăn trở trước nhu cầu thực tiễn đào tạo nghề cho những năm tới, ông Hứa Xuân Hương, Hiệu trưởng Trường TCN Bỉm Sơn cho biết: "Hiện trường có 11 cán bộ, giáo viên biên chế. Số lượng giáo viên giảng dạy được biên chế của trường rất thiếu so với nhu cầu người học nghề, đào tạo nghề. Bên cạnh đó, trang thiết bị, máy móc dùng cho học viên thực hành cũng còn hạn chế. Nếu được tỉnh bổ sung biên chế thêm giáo viên giảng dạy, hàng năm trường sẽ đào tạo cho khoảng hơn 1.000 công nhân trình độ nghề, đáp ứng nhu cầu cho các doanh nghiệp trên địa bàn thị xã Bỉm Sơn và các doanh nghiệp khác trên địa bàn tỉnh".

Trường Trung cấp nghề Bỉm Sơn (Thanh Hóa): Phát triển bền vững để hội nhập - Ảnh 4.

Học viên nghề hàn

Đánh giá về những nỗ lực và những kết quả đã đạt được của Trường TCN Bỉm Sơn, ông Mai Đình Lâm, Phó Chủ tịch UBND Thị xã Bỉm Sơn cho biết: "Trường TCN Bỉm Sơn thời gian qua đã đào tạo hàng ngàn công nhân có trình độ trung, sơ cấp nghề, trong đó có cả nghề chất lượng cao. Đây sẽ là nguồn nhân lực quan trọng góp phần giúp thị xã thực hiện tốt hơn nhiệm vụ chuyển dịch cơ cấu kinh tế; thực hiện thắng lợi các mục tiêu phát triển kinh tế - xã hội đã đề ra".

TRƯỜNG GIANG

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh