Trôi nổi đời nữ phu vác cá
- Dược liệu
- 16:34 - 12/05/2015
Quanh năm ngửi mùi tanh tưởi của cá
Cách đây 2 năm thôi nghề đặc biệt này chưa hình thành ở Hòn Rớ nhưng rồi khi những chuyến đánh bắt gần bờ mà phụ nữ có thể đảm nhận không còn nhiều nguồn lợi hải sản nữa, đi chuyến nào hầu như lỗ chuyến ấy thì hàng trăm phụ nữ làm nghề tự do lẫn những phụ nữ trong các xóm chài quần tục dọc cảng Hòn Rớ để chầu chực những chuyến tàu đánh bắt xa khơi về và nhận công việc nặng nhọc là khuân vác những chú cá mập, cá ngừ, cá nhám…khổng lồ nặng hàng tạ lên những chiếc xe tải hoặc vào khu sơ chế ngay bên cạnh cảng cá này. Công việc nặng nhọc là vậy nhưng thu nhập cũng chẳng được bao nhiêu.
Chị Lê Hạnh, quẹt những giọt mồ hôi lăn dài trên mặt, thở hắt ra vẻ mệt mỏi cho biết; quần quật vác cả cả ngày nên chẳng còn biết ý nghĩa cuộc sống ở đâu nữa. Cả năm có khi chỉ xem ti vi vài lần mà thôi. Tôi trước đây đi bán vé số nhưng nghề ấy giờ cũng khó làm ăn nên chuyển về đây gia nhập đội quân nữ bốc vác cá thuê, quanh năm ngửi mùi tanh tưởi của cá.
Có những lúc khắp khuôn mặt còn bị văng đầy máu và các chất nhầy tanh từ cá nhưng cũng chả có thời gian mà rửa ráy còn tập chung mà bốc vác mẻ khác cho kịp chuyến hàng của khác.
Chị Nguyễn Thị Mận cũng vậy; nhà làm nghề chài lưới nhưng quanh năm lỗ, chồng chị ra khơi lại bị tai nạn phải nằm liệt một chỗ, không dy chuyển được nữa nên chị chỉ còn cách đi vá lưới thuê và bốc vác cá mà thôi. Những ngày bốc vác nhiều có khi mệt quá về tắm rửa qua loa rồi đi ngủ, nửa đêm tỉnh dậy vẫn thấy mùi tanh của cá bao vây quanh mình.
Nhiều phu nữ khác cũng cho biết; quanh năm vác cá, máu cá văng vào người nên mùi tanh ám vào ngưởi miết thành quen. Mà có tắm rửa cũng không tài nào hết được bởi như là nó dã hãm vào người rồi vậy.
Chị Hạnh tâm sự thêm rằng; những ngày đầu khi tham gia đội quân bốc vác cá này tối về ngủ hai đứa con nhỏ của tôi cứ kêu mẹ tanh quá, toàn mùi cá thôi. Quần áo thì có hôm về giặt liền, có hôm để hôm sau mới giặt. Nhưng dần dần rồi các con tôi cũng quen với mùi tanh tưởi từ việc quanh năm bốc vác cá của mẹ”.
Cực nhọc và hiểm nguy luôn cận kề các phu nữ bốc vác cá ở Hòn Rớ
Mòn mỏi ngóng tàu
Nghề cực nhọc và bèo bọt là vậy nhưng không phải lúc nào cũng có việc mà làm. Công việc của các phu nữ bốc vác cá này đều phụ thuộc cả vào những con tàu vươn khơi xa. Chị Trần Thị Hà đã bốc vác cá ở đây từ những ngày đầu tiên đội phụ nữ này hình thành cho biết; mỗi chuyến tàu đánh bắt xa khơi, người nhà của các ngư chài thì ngóng người thân về, còn chúng tôi thì ngóng cá, mong cá đầy khoang để được vác cá.
Nếu những chuyến tàu thất thu cũng đồng nghĩa với việc chúng tôi không có việc làm và lại phải tiếp tục ngóng tiếp. Nhiều phu nữ khác cho biết thêm rằng; những chuyến tàu thất thu, có khi đội phu nữ vác cá như chúng tôi cũng buồn chẳng kém gì các chủ tàu cả. Có một điều ấn tượng với đội phu nữ vác cá này là họ không giành giật khốc liệt lẫn nhau.
Chị Hà bộc bạch; cực lắm rồi nên nhường nhịn và cùng nhau mà làm việc chứ cũng không có ganh đua hay xí phần gì cả. Cực chẳng đã mới phải lao vào cái nghề này mà thôi chứ nào có ai muốn. Mới đợt cuối năm 2014, chị Hà còn gặp phải một tai nạn gẫy tay và gãy xương quai hàm. Chị kể; mùa giáp Tết có vài chuyến tàu về đánh bắt thắng lợi, lượng cá lớn nhiều nên cần bốc vác gấp lên những chiếc công tơ nơ đưa đi các thành phố khác nên 3 giờ sáng chúng tôi đã phải làm việc rồi.
Toàn những con cá hàng trăm kilogam, da chúng chơn lèo, sàn cảng cá cũng chơn nếu sơ ý là ngã dập mặt xuống ngay. Lần ấy tôi bị ngã, con cá ngừ gần một tạ đè lên người. Việc bị tai nạn do ngã trong quá trình bốc vác cá khủng ở đây thì gặp như cơn bữa rồi. Có người một năm bị gẫy tay mấy lần”. Chị Nguyễn Thị Lụa cũng buồn buồn cho biết; từ giữa năm 2014 đến nay tôi đã bị gãy tay hai lần rồi. Cả hai lần đều vận chuyển những con cá hàng tạ. Không vác lên vai được, không khiêng được nên đành ôm vào người vừa đi vừa chay, sợ cá rớt. Sàn chơn quá nên ngã quay xuống nền xi măng, gãy tay ngay”.
Bi thảm nhất có lẽ là gia đình chị Lê Thị Hậu. Chị tâm sự rằng; gia đình nghèo, cả hai vợ chồng trước đây đều làm nghề tự do sau đó chồng bị bệnh tim không đi làm nặng nhọc được nữa đành nghỉ ở nhà. Còn tôi thì đi bốc vác cá. Giữa năm 2014, tôi cùng một phu nữ khác cùng khiêng chú cá nặng hơn 100kg, nền cảng cá quá chơn, trong lúc đang tăng tốc để đưa cá lên công tơ nơ thì trượt chân ngã ngửa ra, đầu đập xuống đất, chấn thương nặng, tốn bao tiền bạc mà đến giờ cứ trở trời lại đau nhói, có lúc cứ thấy ngơ ngơ.
Ám ảnh quá nên bây giờ đi vác cá còn phải đôi thêm mũ bảo hiểm nữa, bất tiện lắm. Không bám trụ nghề thì không biết làm gì nữa vì đất canh tác không có, nghề nghiệp khác cũng không có nữa.
Bèo bọt nên vẫn lay lắt trong những căn chòi ở mép biển
Cơ cực những phận người
Sau khi bán hết tài sản quý giá trong nhà để chạy chữa cho lần tai nạn vì vác cá và trượt ấy gia đình chị Hậu đành chuyển ra dựng một cái lều tạn ngay mép biển ở cảng Hòn Rớ để mưu sinh qua ngày. Hai đứa con của chị đều đang là học sinh tiểu học, tương lai đều dựa vào những ngày vác cá nhọc nhằn của mẹ. Bện cạnh nhà chị Hậu, chị Trần Thị Thanh cũng vậy.
Chị Thanh cho biết; từ miền Bắc vào làm nghề phụ hồ nhưng giờ nhiều công trình họ không cần phụ nữ nữa nên đành tham gia đội quân bốc vác cá này. Cực nhọc lắm, nếu vác cật lực thì mỗi ngày chỉ được trên 100 ngàn đồng. Nhưng không phải ngày nào cũng có việc mà làm. Có những thời điểm biển động chỉ sống vạ vật qua ngày thôi. Không đủ điều kiện sinh sống trên bờ nên gia đình tôi dựng tạm cái lều ở mé biển này để mưu sinh thôi.
Nếu khi không có cá để bốc vác thì đi gom phế liệu kiếm ngày mấy chục ngàn vậy thôi. Nhiều gia đình khác cũng chung cảnh ngộ như nhà chị Thanh vậy. Chị Thanh bộc bạch thêm rằng; chẳng mong đổi đời được đâu, chỉ mong khi bốc vác những chú cá khủng không bị tai nạn và các thế hệ con cháu của mình sẽ khá hơn thôi.