THỨ BẨY, NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2025 08:11

Tòa phúc thẩm kết luận về trường hợp cắt trợ cấp chế độ gia đình liệt sỹ ở Sóc Trăng

Phát hiện ra sai sót nhờ tố giác của người dân

Ông Dương Văn Nhơn (sinh năm 1935, tại ấp Nguyễn Đồng, xã Kế An, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng (là chồng của bà Trương Thị Tộ) tham gia cách mạng từ năm 1951 và hy sinh ngày 18/9/1964 tại ấp Giòng Cát, xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng có giấy chứng nhận liệt sĩ số HG 29651B do GĐ Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hậu Giang ký ngày 30/06/1989 và được trợ cấp từ ngày 01/08/1989 đến tháng 04/1992 thì ngưng trợ cấp cho đến nay.

Bà Trương Thị Tộ (vợ ông Dương Văn Nhơn) có khiếu nại đến Sở LĐ-TB&XH tỉnh Sóc Trăng, đến ngày 25/10/1993 Thanh tra Sở LĐ-TB&XH tỉnh Sóc Trăng có văn bản trả lời số 100/TTr.93 về việc ông Dương Văn Nhơn không đủ điều kiện công nhận liệt sĩ vì mới công tác 2 năm.

Sau đó, Bưu điện tỉnh Sóc Trăng ra quyết định số 425 ngày 18/05/2011 thu hồi giấy chứng nhận hy sinh của ông Dương Văn Nhơn với lý do "Không đủ điều kiện để công nhận liệt sỹ". Trên cơ sở đó, Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Sóc Trăng đã ra quyết định số 05 ngày 09/06/2011 về việc cắt và thu hồi trợ cấp đối với bà Trương Thị Tộ vì ông Dương Văn Nhơn không đủ tiêu chuẩn công nhận liệt sỹ.

Ông Dương Văn Nhơn không đủ điều đủ tiêu chuẩn được công nhận liệt sỹ - Ảnh 1.

Bản án Tòa phúc thẩm tại TP.HCM

Trước đó, hồ sơ công nhận ông Dương Văn Nhơn là liệt sỹ được thiết lập từ lời khai của ông Dương Minh Sơn và Phan Văn Hoành vào năm 1989. Trên cơ sở lời khai này, ngày 20/06/1989 Bưu điện tỉnh Hậu Giang (giai đoạn 1976 – 1991 tỉnh Hậu Giang cũ bao gồm 3 đơn vị hành chính hiện nay là thành phố Cần Thơ, tỉnh Sóc Trăng và Hậu Giang) đã cấp giấy chứng nhận hy sinh đối với ông Nhơn. Do đó, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Hậu Giang đã cấp giấy chứng nhận gia đình liệt sĩ cho gia đình ông Dương Văn Nhơn.

Đến năm 1992 -1993, do có khiếu nại về trường hợp hy sinh của ông Dương Văn Nhơn nên UBND tỉnh Sóc Trăng, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Sóc Trăng ngừng việc trợ cấp đối với gia đình ông Dương Văn Nhơn để tiến hành xác minh lại.

Qua xác minh, ông Dương Văn Nhơn chết tại ấp Giòng Cát, xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng (trước khi chết ông Nhơn cư trú tại đây) nhưng hồ sơ xác nhận liệt sỹ lại lập tại xã Kế An, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng là không đúng.

Tại biên bản 13/02/1994, ông Phan Văn Hoành (tức ông Sáu Hoành – là người trước kia xác nhận ông Nhơn là liệt sỹ - pv) đã xác nhận lại rằng, vào năm 1958, ông Hoành là phó Bí thư tỉnh Sóc Trăng, được đưa về xã Kế An hoạt động, ông Dương Văn Nhơn là cán bộ do ông Phan Văn Hoành phụ trách. Nhưng vào những năm trước ngày Đồng Khởi, ông Nhơn đã thôi không tham gia cách mạng nữa (nhưng vẫn còn nuôi giấu cán bộ cách mạng); khi chết vào ngày 18/04/1964 là người nuôi giấu cách mạng.

Do trường hợp hy sinh của ông Nhơn chưa được rõ ràng nên vào năm 2005, ông Lê Văn Cần là Chủ tịch UBND tỉnh Sóc Trăng đã có ý kiến chỉ đạo việc phải thiết lập lại hồ sơ về trường hợp hy sinh của ông Dương Văn Nhơn.

Ngay sau đó, Sở LĐ-TB&XH tỉnh Sóc Trăng đã phối đã phối hợp với cơ quan có thẩm quyền khác trong tỉnh Sóc Trăng để tiến hành xác minh lại trường hợp của ông Dương Văn Dương tại xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng. Biên bản ngày 23/1/2006 của xã Phú Tâm, huyện Mỹ Tú, tỉnh Sóc Trăng xác nhận trường hợp ông Nhơn không đủ điều kiện để được công nhận liệt sỹ.

Tại biên bản 16/6 2006, Hội đồng xét duyệt hồ sơ chính sách của ủy ban nhân dân huyện Mỹ Tú kết hợp với Thanh tra Sở LĐ-TB&XH tỉnh Sóc Trăng đã kết luận trường hợp ông Nhơn không đủ điều kiện công nhận liệt sĩ. Tại các cuộc họp vào 26/2/2010 và cuộc họp cuối cùng vào ngày 09/03/2010 để xét duyệt về trường hợp của ông Nhơn do hội đồng xét duyệt của ủy ban nhân dân huyện Châu Thành, tỉnh Sóc Trăng tổ chức, kết quả cho thấy ông Dương Văn Nhơn không thuộc trường hợp được công nhận liệt sỹ vì đã không còn tham gia cách mạng từ những năm đồng khởi 1960. 

Mặt khác, điều 11 của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005 quy định rằng "Liệt sỹ là người đã hy sinh vì sự nghiệp cách mạng giải phóng dân tộc, bảo vệ tổ quốc… thuộc một trong những trường hợp sau đây: Chiến đấu hoặc trực tiếp phục vụ chiến đấu; Trực tiếp đấu tranh chính trị, đấu tranh binh vận có tổ chức với địch; …" nhưng trường hợp của ông Dương Văn Nhơn không thuộc vào trường hợp quy định tại điều 11 của Pháp lệnh Ưu đãi người có công với cách mạng năm 2005.

Vì vậy, 18/5/2011 Giám đốc Bưu điện tỉnh Sóc Trăng đã ra quyết định số 425 thu hồi giấy chứng nhận ông Nhơn hy sinh mà bưu điện bưu điện tỉnh hậu Giang đã cấp vào ngày 20/06/1989. Trên cơ sở đó Giám đốc sở LĐ-TB&XH tỉnh Sóc Trăng đã qua quyết định số 05 ngày 09/06/2011 về việc cắt và thu hồi trợ cấp đối với bà Trương Thị Tộ vì ông Dương Văn Nhơn không còn được công nhận là liệt sỹ.

Như vậy, căn cứ vào các tài liệu tài liệu, chứng cứ nêu trên, tại bản án số 151/2013 Tòa phúc thẩm – Tòa án nhân dân tối cao tại TP.HCM kết luận: Việc Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Sóc Trăng ra quyết định số 05 ngày 09/06/2011 về việc cắt  và thu hồi trợ cấp đối với bà Trương Thị Tộ là vợ của ông Dương Văn Nhơn do ông Dương Văn Nhơn không đủ điều đủ tiêu chuẩn được công nhận liệt sỹ, là có căn cứ. 

Đồng thời, Tòa án nhân dân tối cao tại TP.HCM bác đơn khởi kiện của bà Trương Thị Tộ về việc yêu cầu Tòa án hủy Quyết định số 05/QĐ-SLĐ-TB&XH ngày 09/06/2011 của Giám đốc Sở LĐ-TB&XH tỉnh Sóc Trăng.

Những cán bộ cách mạng kể về cái chết của ông Dương Văn Nhơn

Ngày 08/07/1991, qua kết quả xác minh từ ông Nguyễn Văn Yên là cán bộ hưu trí ngụ tại xã Kế Thành, huyện Kế Sách, tỉnh Sóc Trăng. Ông Yên cho biết, từ năm 1960 đến 1966 ông Yên giữ chức vụ thường vụ phụ trách khối vận, đến năm 1967 giữ chức vụ Bí thư Chi bộ xã Phú Tâm, suốt quá trình ông công tác là người lãnh đạo xã Phú Tâm nên biết rõ trường hợp chết của ông Dương Văn Nhơn.

Theo ông Yên kể "vào năm 1960, ông Dương Văn Nhơn tham gia cách mạng phụ trách cán sự ấp thuộc xã Phú Tâm, được Đảng ủy xã (trực tiếp ông Yên) phân công ông Nhơn bảo vệ hành lang, tiếp dân, cán bộ và chuyển tài liệu. Làm được 03 tháng thì ông Nhơn bỏ việc về làm ruộng. Lợi dụng địch đuổi dân ra ấp Chiến lược ông Nhơn cũng chạy ra theo và đồng thời làm đơn 'tị nạn cộng sản' được địch phát đất cho ông cất nhà. Đến năm 1967, ông Nhơn về vùng sâu đi ruộng đặt lờ bắt cá nên bị máy bay Ngụy bắn chết tại ruộng. Sau đó, gia đình ông Nhơn được địch bồi thường cho 29.000 đồng".

Xác nhận của các cán bộ hưu trí về trường hợp ông Dương Văn Nhơn không đủ điều kiện để được công nhận là liệt sỹ

Ở một diễn biến khác, ông Lý Tây (ấp Lũng Đen, xã Kế An, huyện Kế sách) đã khiếu nại trường hợp công nhận liệt sỹ đối với ông Dương Văn Nhơn, theo ông Lý Tây lúc làm hồ sơ liệt sỹ cho ông Nhơn là do ông Dương Minh Sơn là cán bộ hưu và ông Phan Văn Hoành cán bộ hưu, vào thời điểm đó hai ông công tác ở huyện Kế Sách chứ không công tác ở xã Phú Tâm. Nhưng vì tình cảm gia đình giữa ông Dương Minh Sơn và ông Dương Văn Nhơn là họ hàng nên ông Dương Minh Sơn xác nhận cho bà Trương Thị Tộ (vợ ông Nhơn) hưởng chính sách vợ liệt sỹ. Trường hợp chết của ông Dương Văn Nhơn là đi ruộng đặt lờ và đã làm đơn 'tị nạn cộng sản' nên không thể công nhận là liệt sỹ được.

Trong quá trình xác minh lại, Thanh tra Sở LĐ-TB&XH tỉnh Sóc Trăng đã đến gặp ông Phan Văn Hoành (Nguyên Phó Bí thư tỉnh ủy), ông Hoành xác nhận, Gia đình ông Dương Văn Nhơn tích cực tham gia cách mạng nhưng ông Nhơn chạy ra ngoài làm ăn, lúc chết không tham gia cách mạng mà chỉ là một người dân bình thường nên không đủ điều kiện công nhận là liệt sỹ.

Theo kết quả xác minh của Thanh tra Sở LĐ-TB&XH tỉnh Sóc Trăng, trong hồ sơ liệt sỹ ghi "năm 1964 ông Ba Đạo trực tiếp lãnh đạo ông Dương Văn Nhơn, ngày 7/9/1964 ông Ba Đạo trực tiếp móc nối với ông Nhơn". Nhưng qua kết quả xác minh, ông Ba Đạo không thừa nhận là lãnh đạo trực tiếp của ông Dương Văn Nhơn. Vì vậy, ông Dương Văn Nhơn không đủ điều kiện công nhận liệt sỹ.

Từ nội dung kết luận tại cuộc họp ngày 09/03/2020, địa phương đã hướng dẫn gia đình lập hồ sơ đề nghị xét công nhận thành tích nhân dân có công trong kháng chiến chống Mỹ và được Thủ tướng Chính phủ truy tặng Bằng khen theo quyết định số 1063/QĐ-TTG ngày 19/7/2017. Đồng thời, gia đình đã nhận trợ cấp một lần đối với thân nhân người có thành tích tham gia kháng chiến được tặng bằng khen.

Theo quy định Điều 43 Thông tư số 05/2013/TT-BLĐTBXH ngày 15/5/2013 của Bộ Lao động - Thương binh và Xã hội, khi phát hiện có dấu hiệu khai man, giả mạo thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định tạm đình chỉ chế độ ưu đãi và tiến hành xác minh, kết luận hoặc có văn bản đề nghị cơ quan, đơn vị xác lập hồ sơ người có công xác minh, kết luận.

Trường hợp kết luận đối tượng khai man, giả mạo hồ sơ thì Sở Lao động - Thương binh và Xã hội ra quyết định đình chỉ chế độ, thu hồi quyền lợi đã hưởng sai, đề nghị cơ quan, đơn vị xác lập hồ sơ người có công thu hồi giấy tờ đã cấp và chuyển các cơ quan có liên quan để xử lý theo quy định pháp luật hiện hành.

Tại Điều 66 Nghị định số 31/2013/NĐ-CP ngày 09/04/2013

Người nào có một trong các hành vi vi phạm sau đây tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý vi phạm hành chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự:

  • Giả mạo hoặc khai mang giấy tờ để hưởng chế độ ưu đãi người có công;
  • Giả mạo hoặc khai mang giấy tờ để hưởng thêm chế độ ưu đãi người có công;
  • Gỉa mạo hoặc chứng nhận sai sự thật để người khác hưởng chế độ ưu đãi người có công

Người vi phạm tại Điểm a, Điểm b Khoản 1 này bị đình chỉ các chế độ ưu đãi đã hưởng do giả mạo hoặc khai man giấy tờ, buộc hoàn trả các chế độ ưu đãi đã hưởng sai.

Người nào lợi dụng chức vụ, quyền hạn vi phạm pháp lệnh ưu đãi người có công với cách mạng gây thiệt hại đến ợi ích của Nhà nước và quyền lợi của người có công thì tùy theo tính chất, mức độ vi phạm mà bị xử lý kỷ luật, xử phạt vi phạm hạnh chính hoặc truy cứu trách nhiệm hình sự; nếu gây thiệt hại thì phải bồi thường theo quy định của pháp luật.

PHA LÊ

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh