THỨ SÁU, NGÀY 20 THÁNG 09 NĂM 2024 02:35

Tổ chức Urban Youth Academy (Hàn Quốc) tìm kiếm đối tác tại Việt Nam

 

Trước buổi nói chuyện, đại diện UYA đã trao đổi với lãnh đạo TTU về các khả năng trở thành đối tác trong tương lai. Tham gia buổi nói chuyện với sinh viên còn có đại diện Ngân hàng Phát triển Châu Á – ADB và Liên hợp quốc.

Đầu tháng 1/2016 UYA đã phối hợp với ADB, Ngân hàng thế giới và chương trình UN-HABITAT của Liên hiệp quốc tổ chức Chương trình Giao lưu Thanh niên Châu Á Thái Bình Dương - APYE lần thứ nhất tại Philippines. Chương trình đã thu hút được 250 lãnh đạo trẻ từ 11 nước trong khu vực Châu Á Thái Bình Dương. Hoài Thương, sinh viên Khoa Kinh tế Đại học Tân Tạo  đã vinh dự được tài trợ tham gia chương trình trao đổi 2 tuần tại Philippines.

Sinh viên trường ĐH Tân Tạo tham gia buổi nói chuyện cùng ông Hyoungmin Kim 


Ông Hyoungmin Kim, Chủ tịch UYA cho biết: “Định hướng của UYA chính là đào tạo sinh viên đại học thành những nhà lãnh đạo tương lai. Chúng tôi đã hợp tác với nhiều trường đại học ở nhiều nước như Hàn Quốc, Thái Lan và Phillipines. Nhận thấy tiềm năng rất lớn của Đại học Tân Tạo cũng như sinh viên của họ, chúng tôi muốn mời sinh viên của Tân Tạo tham gia vào các hội thảo, các chương trình đào tạo của UYA, để sau đó họ có thể tạo ra sự thay đổi và đóng góp vào sự phát triển địa phương bằng các dự án của thanh niên. Trong tương lai xa hơn, họ có thể thay đổi chính đất nước họ cũng như thế giới của chúng ta.”

Hoài Thương ( bên trái hàng thứ nhất )  tham dự chương trình trao đổi tại Philippines

 

Ông Thái Hoàng Vũ, đại diện UYA Việt Nam  đánh giá rất tích cực về Hoài Thương, sinh viên Đại học Tân Tạo: “Thương đã có tiến bộ rất lớn thông qua chương trình APYE lần thứ nhất. Lúc mới tham gia chương trình cô ấy là một cô sinh viên nhút nhát, tuy nhiên qua 2 tuần học tập tại Philippines, Thương đã tự tin lên rất nhiều trong vai trò người lãnh đạo. Tôi nghĩ Thương chính là một ví dụ điển hình về ảnh hưởng tích cực của APYE đối với giới trẻ.”

Hoài thương nói về APYE 2016: “Tham gia APYE 2016 là một trải nghiệm tuyệt vời đối với em. Chương trình tạo cho sinh viên môi trường hoạt động và giao lưu quốc tế, tiếp cận với những vấn đề nóng trên thế giới bằng con mắt của những lãnh đạo trẻ.”

Hoài Thương chia sẻ thêm: “Lúc trước em ước mơ được đi du học nước ngoài, nhưng trình độ tiếng Anh cũng như học lực không đủ. Sau 3 năm học Đại học Tân Tạo, từ chỗ luôn cảm thấy xấu hổ em đã trở nên tự tin hơn rất nhiều thông qua các lớp học tiếng Anh và kỹ năng mềm.”

Tiếp nối thành công của chương trình thứ nhất, APYE lần thứ 2 với chủ đề “Ảnh hưởng của Thanh Niên với vấn đề Mục tiêu phát triển bền vững” sẽ được tổ chức từ 31 tháng 7 đến 13 tháng 8 tại Philippines đang kêu gọi các ứng viên từ khắp các nước tại Khu vực Châu Á Thái Bình Dương.(Website: http://apye.org/ )

Vào tháng 9/2015, các nhà lãnh đạo của các nước trên thế giới trong cuộc họp tại trụ sở Liên hợp quốc, New York đã chỉ ra 17 vấn đề của phát triển bền vững mà thế giới cần giải quyết đó là: Nghèo, đói, sức khỏe, giáo dục, bình đẳng giới, an toàn vệ sinh và nước sạch, năng lượng tái tạo, việc làm và phát triển kinh tế, đổi mới và cơ sở hạ tầng, giảm khoảng cách giàu nghèo, phát triển tại các thành phố và các cộng đồng, trách nhiệm trong tiêu dùng, biến đổi khí hậu, bảo vệ sinh vật biển và sinh vật đất liền, hòa bình, công bằng và hợp tác trên toàn thế giới.

 Nhưng vấn đề này đang rất cần giới trẻ trên toàn thế giới cùng chung tay giải quyết đặc  biệt tại Khu vực Châu Á- Thái Bình Dương. Trong chiến lược phát triển đến năm 2020 của ADB có phân tích rõ về vai trò của thanh niên tại khu vực này, với hơn 754 triệu thanh niên, Châu Á- Thái Bình Dương là khu vưc có dân số trẻ nhất trên thế giới. Tại Khu vực Đông Nam Á, các nước Philippines và Cambodia, dân số dưới 24 tuổi chiếm hơn 50%, Indonesia và Vietnam chiếm gần 50%, theo số liệu của Mundi.

Ngọc Tánh/ Lao động và Xã hội

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh