THỨ NĂM, NGÀY 19 THÁNG 09 NĂM 2024 08:28

Thừa Thiên Huế chính thức chi trả trợ cấp ưu đãi người có công qua bưu điện

Thừa Thiên Huế chính thức áp dụng hình thức chi trả chính sách trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng qua hệ thống bưu điện

Thừa Thiên Huế chính thức áp dụng hình thức chi trả chính sách trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng qua hệ thống bưu điện

Có mặt tại một số điểm chi trả trên địa bàn TP. Huế trong sáng 2/10, phóng viên báo Dân sinh ghi nhận không khí làm việc ở đây diễn ra trật tự, an toàn và bảo đảm các quy định phòng, chống dịch COVID-19. Cả đối tượng người có công lẫn người chi trả dù lần đầu tiếp cận phương thức mới nhưng không quá bỡ ngỡ. Bên cạnh thủ tục chi trả nhanh, gọn, nhân viên bưu điện cũng có thái độ phục vụ chu đáo, tận tình, qua đó tạo tâm lý thoải mái, an tâm, tin tưởng vào việc áp dụng phương thức mới trong thực hiện chính sách trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng.

Không chỉ thực hiện việc chi trả chính sách trợ cấp ưu đãi, trong lần đầu tiên thực hiện, nhân viên bưu điện còn được yêu cầu tuyên truyền, hướng dẫn người dân cách đăng ký tích hợp nhận tiền ưu đãi với tiền lương hưu, tiền trợ cấp xã hội (nếu có) cùng 1 lần; đồng thời đăng ký nhận chi trả qua tài khoản ngân hàng để áp dụng phương thức chi trả không dùng tiền mặt, tạo sự thuận lợi trong chi trả, nhận tiền những lần sau.

Công tác chi trả bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19

Công tác chi trả bảo đảm an toàn phòng, chống dịch COVID-19

Ông Nguyễn Tuấn Anh (61 tuổi, thương binh hạng 4, trú Tổ 4, phường Thuận Hoà, TP. Huế) cho biết, bình thường, hàng tháng ông đều đến trụ sở UBND phường để nhận tiền trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng; còn tiền lương hưu đã được chuyển qua tài khoản ngân hàng. Khi được hỏi về phương thức chi trả mới, ông Tuấn Anh tỏ ra hết sức an tâm cũng như hài lòng với thái độ phục vụ của đội ngũ nhân viên. “Tôi thấy mọi việc rất nhanh, gọn, thuận tiện. Sau khi được tư vấn, bản thân tôi cũng đã đăng ký nhận tiền lương hưu và tiền trợ cấp ưu đãi hàng tháng cùng 1 lần qua tài khoản ngân hàng. Tôi nghĩ điều đó sẽ tạo điều kiện thuận lợi cũng như rút ngắn thời gian cho cả đối tượng chính sách và cán bộ trong việc chi trả, tiếp nhận”, ông Tuấn Anh chia sẻ.

Bà Nguyễn Thị Khánh (71 tuổi, trú Tổ 4, phường Tây Lộc, TP. Huế) thì cho biết, lâu nay, tháng nào bà cũng đến UBND phường để nhận tiền hỗ trợ ưu đãi cho bà, người thân và 1 người hàng xóm bị đau ốm không đi lại được. “Mọi thứ đều được tạo điều kiện thuận lợi và tôi mong khi chuyển qua hình thức chi trả mới cũng sẽ như thế”, bà Khánh kiến nghị.

Thủ tục chi trả nhanh, gọn, thuận lợi

Thủ tục chi trả nhanh, gọn, thuận lợi

Để kịp thời nắm bắt tư tưởng, ý kiến kiến nghị của người dân, đồng thời chấn chỉnh một số yếu tố kỹ thuật nhỏ, ngay ngày đầu thực hiện chi trả chính sách ưu đãi người có công với cách mạng qua hệ thống bưu điện, đại diện lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thừa Thiên Huế đã trực tiếp đến các địa điểm chi trả để kiểm tra, ghi nhận. Một số rất ít trường hợp nhận thay nhưng chưa bảo đảm về mặt thủ tục pháp lý đã được phát hiện và yêu cầu tạm dừng chi trả. Bên cạnh việc giải thích để người dân hiểu và thông cảm, đại diện Sở cũng đề nghị phía bưu điện đến tại nhà đối tượng để xác nhận lại và thực hiện chi trả trong thời gian sớm nhất; đồng thời đề nghị đối với các trường hợp đau ốm, tuổi cao không đi lại được, có thể đăng ký chi trả tại nhà để nhân viên bưu điện thực hiện chi trả những lần tiếp theo.

Empty
Đại diện lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thừa Thiên Huế trực tiếp kiểm tra công tác chi trả trong ngày đầu áp dụng hình thức mới

Đại diện lãnh đạo Sở LĐ-TB&XH tỉnh Thừa Thiên Huế trực tiếp kiểm tra công tác chi trả trong ngày đầu áp dụng hình thức mới

Trước đó, từ tháng 8/2021, UBND tỉnh đã có quyết định phê duyệt Đề án “Thực hiện chi trả trợ cấp ưu đãi người có công với cách mạng qua hệ thống bưu điện trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế”. Mục tiêu của Đề án là: ngày càng hoàn thiện công tác chi trả, góp phần thực hiện tốt hơn chính sách ưu đãi đối với người có công với cách mạng trên địa bàn tỉnh; tạo điều kiện tốt nhất cho đối tượng người có công được tiếp cận, sử dụng và được chi trả trợ cấp thuận tiện, nhanh chóng, kịp thời. Thừa Thiên Huế phấn đấu đến cuối năm 2022 đạt 50% đối tượng sử dụng dịch vụ chi trả không dùng tiền mặt. Qua đó, khắc phục những tồn tại, hạn chế trong việc quản lý và thực hiện chi trả trợ cấp hiện nay; nâng cao chất lượng dịch vụ hành chính và dịch vụ công, xây dựng nền hành chính công chuyên nghiệp, hiệu quả và minh bạch.

Giải đáp các thắc mắc, kiến nghị của người dân

Giải đáp các thắc mắc, kiến nghị của người dân

Trước khi áp dụng hình thức chi trả mới, trong những năm qua, Thừa Thiên Huế thực hiện việc chi trả trợ cấp ưu đãi người có công theo hình thức: Sở giao dự toán cho Phòng LĐ-TB&XH cấp huyện; Phòng LĐ-TB&XH ký Hợp đồng chi trả trợ cấp 3 bên với UBND cấp xã.

Tính đến ngày 1/7/2021, toàn tỉnh Thừa Thiên Hyế có 17.441 đối tượng người có công đang hưởng chế độ ưu đãi hàng tháng. Ngoài ra, tỉnh còn phải thực hiện chế độ trợ cấp một lần cho khoảng 20.000 trường hợp/năm. Tổng kinh phí chi trả trợ cấp hàng tháng là trên 28 tỷ đồng/tháng. Tổng kinh phí chi trả chế độ hàng năm khoảng gần 400 tỷ đồng.

Ông Nguyễn Tuấn Anh (thương binh hạng 4, trú tại phường Thuận Hoà, TP. Huế đăng ký tích hợp nhận lương hưu và tiền trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng cùng 1 lần qua tài khoản ngân hàng

Ông Nguyễn Tuấn Anh (thương binh hạng 4, trú tại phường Thuận Hoà, TP. Huế đăng ký tích hợp nhận lương hưu và tiền trợ cấp ưu đãi người có công hàng tháng cùng 1 lần qua tài khoản ngân hàng

THẢO VI

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh