THỨ BẨY, NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2025 06:02

Thừa Thiên Huế tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký hỗ trợ lao động tự do trực tuyến

Thừa Thiên Huế tiếp nhận, xử lý hồ sơ đăng ký hỗ trợ lao động tự do trực tuyến - Ảnh 1.

Lao động tự tại Thừa Thiên Huế gặp khó khăn do COVID-19 có thể đăng ký hỗ trợ trực tuyến qua Hue-S hoặc trực tiếp tại bộ phận một cửa cấp xã

Được sự hỗ trợ của Ngân hàng Thế giới (WB) và Chính phủ Úc, Sở LĐTB&XH Thừa Thiên Huế vừa ra mắt hệ thống điện tử https://hotrocovid19.thuathienhue.gov.vn giúp đăng ký và chi trả gói hỗ trợ cho lao động tự do. Gói hỗ trợ lần này sẽ tập trung vào các đối tượng người nghèo và lao động phi chính thức trong một số ngành nghề đặc thù như bốc vác, lái xe ôm truyền thống, thu gom rác, phế liệu… với mức hỗ trợ từ 1,5 triệu đồng.

Hệ thống đăng ký điện tử được tích hợp với cổng dịch vụ công tỉnh Thừa Thiên Huế đang triển khai trên ứng dụng HueS, cho phép người dân trực tiếp đăng ký hỗ trợ, xác minh thông tin, kết nối với ngân hàng để mở tài khoản và nhận hỗ trợ mà không cần phải đi lại, tiếp xúc trực tiếp. Với cơ quan quản lý nhà nước, hệ thống cho phép theo dõi tổng thể số người đăng ký, tình trạng hồ sơ, kết quả xử lý hồ sơ, tình trạng giải ngân phục vụ cho công tác điều hành, giám sát, hậu kiểm, đảm bảo tính minh bạch, kịp thời, chính xác.

Ông Đặng Hữu Phúc - Giám đốc Sở LĐ-TB&XH Thừa Thiên Huế cho biết: "Trong đợt hỗ trợ lần này, nhóm các đối tượng lao động tự do và một số đối tượng đặc thù khác do tỉnh quyết định hỗ trợ. Hệ thống https://hotrocovid19.thuathienhue.gov.vn và ứng dụng Hue-S sẽ được ngành triển khai rộng rãi giúp người lao động dễ dàng đăng ký gói hỗ trợ trực tuyến mà không cần phải trực tiếp đến làm thủ tục tại chính quyền cấp xã. Điều này giúp đẩy nhanh việc triển khai gói hỗ trợ đến người gặp khó khăn và phù hợp với yêu cầu hạn chế tiếp xúc trong tình hình dịch bệnh hiện nay".

Mặt khác, Sở cũng đã thành lập nhóm Zalo và đường dây nóng để hỗ trợ các khó khăn vướng mắc trong quá trình xử lý hồ sơ.

Nghị quyết số 84/NQ-HĐND ngày 26/8/2021 của HĐND tỉnh Thừa Thiên Huế quy định:

1. Đối tượng lao động tự do được hỗ trợ

- Bán hàng rong, buôn bán nhỏ lẻ không có địa điểm cố định: là người làm các nghề như: bán bánh bao, bánh canh, bánh lọc, bánh tráng, thức ăn vỉa hè; bán rau củ quả, thịt, cá, quần áo, các đồ dùng sinh hoạt hàng ngày… di chuyển thường xuyên bằng đi bộ, đi xe đạp, xe xích lô, xe ba gác, xe máy; không có địa điểm cố định.

- Thu gom rác, thu mua phế liệu: là người lượm ve chai, thu mua ve chai nhỏ lẻ (trừ chủ đại lý thu mua phế liệu).

- Bốc vác: là người bốc vác tự do tại các chợ, bến xe, nhà ga (không bao gồm người bốc vát làm thuê tại các doanh nghiệp, hộ kinh doanh).

- Vận chuyển hàng hoá bằng xe ba gác, xe thô sơ; lái xe ôm truyền thống (không tính grab, shipper), xe xích lô chở khách.

- Bán lẻ xổ số lưu động: là người bán lẻ vé số trên địa bàn tỉnh (không tính đại lý).

- Tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực lưu trú: là người làm việc tại nhà nghỉ, nhà khách, homestay.

- Tự làm hoặc làm việc tại các hộ kinh doanh trong lĩnh vực du lịch: là người làm việc hướng dẫn viên tự do, thợ chụp ảnh lưu động, lái thuyền rồng chở khách.

- Đối tượng được hỗ trợ theo quy định để phòng chống dịch trong thời gian từ 1/5/2021 đến 31/12/2021 (thời gian phong tỏa, giãn cách xã hội, tạm dừng hoạt động từ 14 ngày trở lên theo chỉ đạo của UBND tỉnh, Ban Chỉ đạo phòng, chống dịch bệnh cấp tỉnh).

+ Người lao động không có giao kết hợp đồng lao động thuộc lĩnh vực phi nông nghiệp ở các vùng bị phong tỏa, giãn cách xã hội theo Chỉ thị số 16/CT-TTg ngày 31/3/2020 của Thủ tướng Chính phủ, làm một trong những công việc sau: cắt tóc, gội đầu, trang điểm nhỏ lẻ, đánh giày dép lưu động, sửa chữa giày dép không có địa điểm cố định, lĩnh vực chăm sóc sức khỏe (xoa bóp y học, châm cứu)

+ Tự làm hoặc làm việc trong các ngành nghề, lĩnh vực bị tạm dừng hoạt động theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để phòng chống dịch.

+ Tự làm hoặc làm việc tại các nhà hàng, quán ăn, điểm bán hàng đặc sản lưu niệm dọc tuyến Quốc lộ 1A theo yêu cầu của cơ quan có thẩm quyền để phòng chống dịch.

2. Điều kiện hỗ trợ:

a) Cư trú hợp pháp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế theo quy định của Luật Cư trú (trường hợp tạm trú phải có đăng ký tạm trú được cơ quan công an xác nhận từ 6 tháng trở lên).

b) Người lao động thuộc đối tượng quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 2 Nghị quyết này bị mất việc làm; không có thu nhập hoặc có thu nhập thấp do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19.

2. Điều kiện hỗ trợ:

a) Cư trú hợp pháp trên địa bàn tỉnh Thừa Thiên Huế theo quy định của Luật Cư trú (trường hợp tạm trú phải có đăng ký tạm trú được cơ quan công an xác nhận từ 6 tháng trở lên).

b) Người lao động thuộc đối tượng quy định tại điểm a, khoản 1, Điều 2 Nghị quyết này bị mất việc làm; không có thu nhập hoặc có thu nhập thấp do ảnh hưởng của đại dịch COVID-19

3. Cách đăng ký

a) Hình thức trực tuyến, chọn một trong hai cách sau:

- Người lao động gửi đơn đề nghị qua ứng dụng Hue-S: vào mục Chống dịch bệnh trên ứng dụng, chọn Đăng ký hỗ trợ, điền đầy đủ thông tin và Gửi đơn đăng ký.

Lưu ý: Đăng nhập Hue-S theo yêu cầu của ứng dụng.

- Gửi đơn đề nghị qua trang web: vào địa chỉ hotrocovid19.thuathienhue.gov.vn, chọn Đăng ký gói hỗ trợ, điền đầy đủ thông tin và Gửi đơn đăng ký.

b) Hình thức trực tiếp: Người lao động đến bộ phận Một cửa cấp xã nơi cư trú để gửi đơn đề nghị hỗ trợ (theo mẫu) hoặc khai trực tiếp. Cán bộ tiếp nhận cấp xã dùng chức năng Đăng ký hồ sơ, giúp người lao động nhập đơn đăng ký hoặc lời khai trực tiếp vào phần mềm.

THẢO VI

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh