THỨ BẨY, NGÀY 18 THÁNG 01 NĂM 2025 08:06

Đắk Lắk tăng cường các hoạt động bảo vệ trẻ em

Trong Tháng hành động vì trẻ em, tại thành phố Buôn Ma Thuật và các huyện, thị xã trong toàn tỉnh Ðắk Lắk đã có nhiều hoạt động thiết thực như: thăm hỏi tặng qùa cho các trẻ em nghèo, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt khó khăn; đẩy mạnh hơn nữa tuyên truyền, phổ biến Luật Trẻ em, văn bản hướng dẫn thi hành Luật Trẻ em, pháp luật về xử lý hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; treo các khẩu hiệu, thông điệp, đăng phóng sự, tin, bài, tài liệu… về bảo vệ trẻ em, hướng dẫn sử dụng mạng Internet an toàn; tăng cường công tác phòng, chống xâm hại trẻ em; phòng, chống tai nạn, thương tích trẻ em, nhất là đuối nước; các chính sách về y tế, giáo dục, pháp lý, trợ giúp xã hội cho trẻ em. Các địa phương phổ biến, hướng dẫn cách sử dụng Tổng đài Quốc gia bảo về trẻ em (số 111), App Tổng đài 111 (ios, android);  đường dây nóng tiếp nhận thông tin, hỗ trợ bảo vệ, chăm sóc trẻ em của tỉnh; tổ chức các hoạt động truyền thông cho gia đình, nhà trường, trẻ em về mối nguy hiểm và hậu quả của hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; trách nhiệm phát hiện, thông tin, thông báo, tố giác hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em; các cơ quan, địa chỉ có trách nhiệm tiếp nhận thông tin vụ việc và hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em bị bạo lực, xâm hại. Bên cạnh đó, tổ chức các hoạt động hỗ trợ, chăm sóc trẻ em; thúc đẩy sự tham gia của trẻ em; kỳ nghỉ hè an toàn, lành mạnh.

Ông Nguyễn Duy Tuyết, Trưởng phòng Bảo trợ xã hội Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Lắk tại buổi tập huấn công tác trẻ em 2023.

Ông Nguyễn Duy Tuyết, Trưởng phòng Bảo trợ xã hội Sở LĐ-TB&XH tỉnh Đắk Lắk tại buổi tập huấn công tác trẻ em 2023.

Những hoạt động trên nhằm mục đích nâng cao nhận thức và ý thức trách nhiệm của các cấp, các ngành, giáo viên, cha mẹ, người chăm sóc trẻ và trẻ em trong việc thực hiện Luật Trẻ em, các chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em; công tác chăm sóc cho trẻ em nghèo, trẻ em vùng sâu, vùng xa, trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt; tăng cường các giải pháp thực hiện hiệu quả chính sách, pháp luật về phòng, chống xâm hại trẻ em; hỗ trợ giáo viên, cha mẹ, người chăm sóc trẻ và trẻ em tiếp cận các dịch vụ về y tế, pháp lý, bảo đảm thực hiện tốt hơn quyền trẻ em, nhất là trẻ em bị bạo lực, xâm hại, có hoàn cảnh đặc biệt; thúc đẩy việc phổ biến, giáo dục kiến thức pháp luật cho cha mẹ, giáo viên, người chăm sóc trẻ em và cộng đồng về bảo vệ trẻ em; kỹ năng phòng ngừa, xử lý các vụ việc bạo lực, xâm hại trẻ em; trách nhiệm phát hiện, thông tin, thông báo, tố giác hành vi bạo lực, xâm hại trẻ em. Cũng trong Tháng hành động vì trẻ em, Sở LÐ-TB&XH đã phối hợp với các cơ quan, ban, ngành, các nhà hảo tâm tặng quà cho các em; tổ chức tập huấn nâng cao năng lực cho người làm công tác trẻ em cấp huyện, xã năm 2023 với số cán bộ tham gia là 224 người tại thành phố Buôn Ma Thuột. Nội dung tập huấn gồm: Triển khai nhiệm vụ công tác trẻ em năm 2023; các chương trình, kế hoạch, văn bản mới về công tác trẻ em của trung ương và của tỉnh. Hướng dẫn sử dụng phần mềm quản lý trẻ em. Quy trình hỗ trợ, can thiệp đối với trường hợp trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi và trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt.

  Tập huấn phòng chống đuối nước cho học sinh năm 2023.

Tập huấn phòng chống đuối nước cho học sinh năm 2023.

Xây dựng và thực hiện kế hoạch hỗ trợ, can thiệp đối với trẻ em có hoàn cảnh đặc biệt, trẻ em bị xâm hại hoặc có nguy cơ bị bạo lực, bóc lột, bỏ rơi. Triển khai thu thập chỉ tiêu thống kê, báo cáo theo Thông tư số 13/2021/TT-BLÐTBXH, ngày 30/9/2021 của Bộ trưởng Bộ LÐ-TB&XH về ban hành bộ chỉ tiêu thống kê về tình hình trẻ em và tình hình xâm hại trẻ em, xử lý vi phạm hành chính đối với các hành vi xâm hại trẻ em. Triển khai thực hiện Thông tư số 27/2022/TT-BLÐTBXH, ngày 29/12/2022 của Bộ trưởng Bộ LÐ-TB&XH về hướng dẫn sự tham gia của trẻ em vào hoạt động ngoài gia đình, ngoài xã hội. Công tác phòng, chống tai nạn thương tích trẻ em và Quyết định số 06/QÐ-TTg, ngày 03/01/2019 của Thủ tướng Chính phủ về ban hành quy định tiêu chuẩn, trình tự đánh giá và công nhận xã, phường, thị trấn phù hợp với trẻ em. Có thể nói, Tháng hành động vì trẻ em đã được chính thức quy định cụ thể trong Luật Trẻ em và đã trở thành hoạt động thường niên sôi nổi, thể hiện cam kết mạnh mẽ của các cấp, các ngành, cộng đồng, gia đình và toàn xã hội trong nỗ lực chung tay xây dựng môi trường an toàn, yêu thương, bình đẳng và phát triển toàn diện cho mọi trẻ em. Tháng hành động vì trẻ em hằng năm đã trở thành điểm hẹn đáng nhớ mỗi khi hè về, mang theo bao khao khát, ước mơ, niềm tin yêu, chờ đợi, háo hức khi đón chào một mùa hè mới; là dịp các em được cảm nhận sâu sắc nhất sự yêu thương, chăm sóc, được thể hiện bản thân, được nói lên những nguyện vọng, nhu cầu chính đáng với các lãnh đạo các cấp chính quyền, qua đó đảm bảo cho các em được thụ hưởng đầy đủ các quyền của mình. 

Nguyễn Ngọc Minh

Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh