THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 03:59

Thanh Hóa nhiều nỗ lực nâng cao đời sống người dân tộc thiểu số

 

Triển khai thực hiện có hiệu quả nhiều chính sách dân tộc

Theo số liệu của Ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa, sau 5 năm triển khai thực hiện Nghị quyết số 05, tổng vốn đầu tư toàn xã hội trên địa bàn các huyện miền núi của tỉnh Thanh Hóa giai đoạn 2016 - 2020 đạt 58.000 tỷ đồng, bình quân 11.580 tỷ đồng/năm, chiếm khoảng 12,3% tổng huy động vốn đầu tư toàn tỉnh trong cùng giai đoạn. Đã chấp thuận chủ trương đầu tư cho 257 dự án (7 dự án FDI) với tổng vốn đăng ký đầu tư khoảng 35.030 tỷ đồng và 116 triệu USD, chiếm 15,1% tổng số dự án đã được chấp thuận chủ trương đầu tư trên toàn tỉnh. Trong đó, giai đoạn 2016 – 2020, tổng nguồn vốn huy động trực tiếp thực hiện Chương trình giảm nghèo nhanh và bền vững từ năm 2016 đến nay đạt trên 22.000 tỷ đồng. Gồm: Vốn từ Chương trình MTQG giảm nghèo bền vững là hơn 2.000 tỷ đồng; vốn lồng ghép từ Chương trình MTQG xây dựng Nông thôn mới là hơn 3.000 tỷ đồng; nguồn vốn tín dụng, chính sách đã hỗ trợ cho hộ nghèo và các đối tượng chính sách khác vay là hơn 11.000 tỷ đồng; kinh phí ngân sách Trung ương thực hiện các chính sách hỗ trợ giảm nghèo (giáo dục, y tế, nhà ở, nước sạch và vệ sinh, hỗ trợ trực tiếp và trợ giúp xã hội…) khoảng hơn 4.000 tỷ đồng; ngân sách địa phương long ghép với kinh phí Trung ương thực hiện các Đề án, Chính sách về kinh tế, giao dục, đào tạo, dạy nghề, y tế, giảm nghèo khoảng hơn 2.000 tỷ đồng.

Có được kết quả trên là nhờ sự thực hiện có hiệu quả các chính sách trong giai đoạn 2016 - 2020. Cụ thể, chính sách đầu tư phát triển bền vững thông qua Chương trình 135, tỉnh Thanh Hóa đã huy động thực hiện tổng kinh phí là 1.099,637 tỷ đồng. Chương trình 30a, tổng kinh phí thực là 1.744,1 tỷ đồng. Chính sách đặc thù hỗ trợ phát triển kinh tế - xã hội vùng đồng bào dân tộc thiểu số và miền núi, giai đoạn 2017 - 2020 theo Quyết định số 2085/QĐTTg ngày 31/10/2016 của Thủ tướng Chính phủ 4 Nguồn kinh phí thực hiện là 33.716 triệu đồng. Chính sách hỗ trợ di dân thực hiện định canh, định cư cho đồng bào dân tộc thiểu số (Quyết định số 33/QĐ-TTg ngày 04/6/2013 của Thủ tướng Chính phủ) Tổng kinh phí phân bổ giai đoạn 2016 - 2020 là: 11.194 triệu đồng (năm 2018, 2019 không được giao vốn). Đã thực hiện đầu tư xây dựng cơ sở hạ tầng dự án định canh định cư bản Piềng Trang, xã Trung Xuân, huyện Quan Sơn. Đến nay, số hộ, số khẩu được định canh định cư ổn định là 56 hộ/198 khẩu. Đề án “Ổn định đời sống và phát triển kinh tế xã hội các bản đồng bào Mông, huyện Quan Sơn giai đoạn 2016 - 2020” theo Quyết định số 2009/QĐUBND ngày 02/6/2015 của Chủ tịch UBND tỉnh Thanh Hóa tổng số vốn bố trí thực hiện đề án là 25.860 triệu đồng (Vốn ngân sách tỉnh 20.860 triệu đồng, vốn ngân sách Trung ương 5.000 triệu đồng). Đề án “Ổn định đời sống và phát triển kinh tế - xã hội dân tộc Khơ mú tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020” Tổng vốn ngân sách tỉnh đã bố trí thực hiện Đề án giai đoạn 2017 - 2020 là 6.347,4 triệu đồng…

Đời sống đồng bào dân tộc thiểu số được cải thiện rõ rệt

Với sự vào cuộc của các cấp, ngành, địa phương, tỉnh Thanh Hóa đã đạt được kết quả quan trọng làm thay đổi diện mạo đồng bào dân tộc tại các huyện miền núi. Cụ thể, trong giai đoạn 2016-2020, tỷ lệ hộ nghèo bình quân mỗi năm giảm 4,02%/năm. Có 1/7 huyện (huyện Như Xuân) thoát khỏi diện nghèo theo Nghị quyết 30a của Chính phủ. Có 5 xã và 50 thôn, bản đặc biệt khó khăn vùng dân tộc thiểu số và miền núi hoàn thành mục tiêu Chương trình 135 giai đoạn 2017-2020.

7fe69d25aa90eabdẢnh 2

Chị Vi Thị Mồn phát triển kinh tế từ mô hình chăn nuôi bò sinh sản tại bản Chai, xã Mường Chanh.

Thực hiện công tác dân tộc giai đoạn 2016-2020, tỉnh Thanh Hóa đã phê duyệt 3 đề án đặc thù: “Ổn định đời sống và phát triển kinh tế - xã hội các bản đồng bào Mông, huyện Quan Sơn giai đoạn 2016-2020”; “Ổn định đời sống và phát triển kinh tế - xã hội dân tộc Khơ Mú tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”; “Xây dựng điểm điển hình giảm nghèo nhanh và bền vững tại các huyện nghèo tỉnh Thanh Hóa đến năm 2020”. Tỉnh Thanh Hóa đã bố trí hơn 61 tỉ đồng để thực hiện 3 đề án trên, đã đầu tư xây dựng hoàn thành 37 công trình.

Đến nay, công tác phát triển giáo dục vùng dân tộc thiểu số và miền núi đã có những chuyển biến tích cực. Tại 11 huyện miền núi đã có 664 trường học các cấp, trong đó có 58% trường đạt chuẩn quốc gia. Chất lượng giáo dục, đào tạo ở các huyện miền núi từng bước được nâng lên; đã có 7/11 huyện hoàn thành phổ cập giáo dục Trung học cơ sở mức độ 2. Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế đạt 81%. Tỷ lệ trạm y tế xã có bác sĩ đạt 91,4%. 76% số dịch vụ thuộc “gói dịch vụ y tế cơ bản” theo quy định của Bộ Y tế đã được thực hiện tại tuyến xã.

Tỷ lệ hộ DTTS được sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh tăng từ 86,5% năm 2015 lên 91% năm 2020. Tỷ lệ hộ DTTS được sử dụng nhà tiêu hợp vệ sinh tăng từ 48% năm 2015 lên 71% năm 2020. Hạ tầng bưu chính viễn thông ở các huyện miền núi tiếp tục được quan tâm đầu tư. 100% trung tâm xã, thị trấn có mạng Internet; 100% các xã, thị trấn có mạng truyền dẫn quang băng.

5ced0aeeb1c8da7dẢnh 1

Đàn bò từ mô hình của Tổ hợp tác chăn nuôi bò sinh sản tại bản Chai, xã Mường Chanh, huyện Mường Lát, tỉnh Thanh Hóa.

Nhằm phát triển bền vững khu vực miền núi, thu hẹp khoảng cách về mức sống với vùng xuôi, giảm dần địa bàn thuộc diện đặc biệt khó khăn, ngày 23/7/2021, Tỉnh ủy Thanh Hóa đã ban hành Quyết định số 624-QĐ/TU về Chương trình phát triển kinh tế - xã hội khu vực miền núi Thanh Hóa giai đoạn 2021-2025. Chương trình đưa ra mục tiêu cụ thể đến năm 2025 là thu nhập bình quân đầu người khu vực miền núi gấp 2 lần trở lên so với năm 2020. Cải tạo, sửa chữa 100% tuyến đường giao thông đến trung tâm xã, đến trung tâm huyện đã hư hỏng, xuống cấp; nâng tỷ lệ thôn, bản có đường ô tô đến trung xã được cứng hóa đạt 100%. Tỷ lệ đường giao thông thôn, bản được nhựa hóa, bê tông hóa đạt 75% trở lên. Các huyện thuộc khu vực miền núi thấp có đường giao thông được cứng hóa đạt 80% trở lên, các huyện miền núi cao có đường giao thông được cứng hóa đạt 75% trở lên.

Đến hết năm 2020, tỉnh Thanh Hóa đã hoàn thành công tác định canh, định cư; quy hoạch, di dời 4.501 hộ dân đang cư trú phân tán, rải rác trong rừng đặc dụng, các khu vực xa xôi, hẻo lánh nơi có nguy cơ xảy ra lũ ống, lũ quét, sạt lở đất đến các điểm dân cư nông thôn, khu vực dân cư mới, khu vực an toàn. 100% trường, lớp học được xây dựng kiên cố. Tỷ lệ trường đạt chuẩn quốc gia: Khối mầm non 75% trở lên, tiểu học 80% trở lên, THCS 70 % trở lên, THPT 70% trở lên.

Phấn khởi trước những diện mạo mới của đồng dân tộc thiểu số trên địa bàn, ông Mai Xuân Bình, Trưởng ban Dân tộc tỉnh Thanh Hóa cho biết: “Phát huy những kết quả đã đạt được, tỉnh Thanh Hóa phấn đấu tỷ lệ người biết chữ trong độ tuổi từ 15 - 30 tuổi đạt 99% trở lên; tỷ lệ học sinh mẫu giáo 5 tuổi; học sinh trong độ tuổi học tiểu học và học trung học cơ sở đạt 100%; học trung học phổ thông đạt 95% trở lên. 100% trạm y tế xã được xây dựng kiên cố. Tỷ lệ xã đạt tiêu chí quốc gia về y tế đạt 100%; số trạm y tế có bác sỹ đạt 95% trở lên. Tỷ lệ đồng bào dân tộc thiểu số tham gia bảo hiểm y tế đạt 95% trở lên. Tỷ lệ hộ gia đình sử dụng nước sinh hoạt hợp vệ sinh đạt 95% trở lên”.

Hoàng Minh

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Mất ngủ và thuốc Đông y: Vì sao niềm tin bị lung lay?

Trong nhiều thế kỷ, Đông y đã là một phần quan trọng trong y học và văn hóa của nhiều nước châu Á, đặc biệt là Trung Quốc và Việt Nam. Tuy nhiên, trong xã hội hiện đại ngày nay, niềm tin...
5 tháng trước
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh