THỨ SÁU, NGÀY 22 THÁNG 11 NĂM 2024 03:53

Sửa đổi thông tư hướng dẫn hỗ trợ đào tạo nghề cho bộ đội xuất ngũ

 

Ảnh minh họa

Theo Tổng cục GDNN, chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên hoàn thành nghĩa vụ quân sự, nghĩa vụ công an, thanh niên tình nguyện hoàn thành nhiệm vụ thực hiện chương trình, dự án phát triển kinh tế - xã hội (gọi chung là thanh niên) là chính sách có ý nghĩa quan trọng, giúp đỡ tạo điều kiện cho thanh niên được học nghề, có cơ hội việc làm và tạo thu nhập ổn định.

Thanh niên sau khi hoàn thành nghĩa vụ có nhu cầu học nghề sẽ được cấp thẻ đào tạo nghề (có giá trị tối đa bằng 12 tháng tiền lương cơ sở) và được lựa chọn bất kỳ cơ sở giáo dục nghề nghiệp nào để đăng ký tham gia khóa học phù hợp với nhu cầu và năng lực của bản thân. Đồng thời các cơ sở giáo dục nghề nghiệp phải đảm bảo thanh niên sau khi hoàn thành khóa học có việc làm hoặc tự tạo việc làm.

Để giải quyết vướng mắc trên, trước mắt Bộ LĐ-TB&XH một mặt đang tiếp tục làm việc với các địa phương để hỗ trợ tháo gỡ khó khăn, vướng mắc, mặt khác, tiếp tục triển khai xây dựng định mức kinh tế - kỹ thuật cho một số ngành, nghề phổ biến.

Hiện nay, Bộ LĐ-TB&XH đang tổ chức đánh giá kết quả thực hiện Thông tư số 43/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo cho thanh niên. Qua báo cáo của các bộ ngành, địa phương, đã có khoảng 190.000 thanh niên được hỗ trợ đào tạo theo chính sách này trong vòng 3 năm (2016 - 2018).

Cũng theo báo cáo của các địa phương, hiện nay các địa phương gặp một số khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện chính sách này. Một số địa phương chưa thanh, quyết toán kinh phí cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp, do các nguyên nhân chủ yếu như chưa xây dựng được định mức kinh tế - kỹ thuật và định mức chi phí đào tạo cho từng nghề. Một số địa phương không bố trí được nguồn kinh phí.

Theo quy định tại điểm b, khoản 4, Điều 3 Thông tư số 43/2016/TT-BLĐTBXH, hàng năm nguồn kinh phí do ngân sách trung ương đảm bảo nếu thiếu, các bộ, ngành, cơ quan trung ương, địa phương báo cáo Bộ Tài chính để giao bổ sung kinh phí thực hiện. Đến nay, đã có 7 địa phương đề xuất và đã được bố trí kinh phí từ nguồn ngân sách trung ương để thanh quyết toán cho các cơ sở giáo dục nghề nghiệp.

Đã xây dựng và ban hành được định mức kinh tế - kỹ thuật cho 67 nghề. Song song với đó, Bộ LĐ-TB&XH đang tiếp thu ý kiến của các địa phương để tiến hành sửa đổi Thông tư số 43/2016/TT-BLĐTBXH hướng dẫn thực hiện chính sách hỗ trợ đào tạo nghề cho thanh niên nhằm khắc phục những khó khăn, vướng mắc trong quá trình thực hiện.

PV

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh