CHỦ NHẬT, NGÀY 19 THÁNG 01 NĂM 2025 06:04

Bình đẳng về cơ hội đối với nữ đoàn viên

 

Người phụ nữ đã thực sự bình đẳng về quyền lợi và trách nhiệm trong các lĩnh vực khác nhau như kinh tế, chính trị, xã hội, việc làm, giáo dục, y tế… và đặc biệt đã bình đẳng trong chính gia đình hoặc chính ngôi nhà của họ hay chưa? Đây là là một trong những nội dung chính được nêu ra tại buổi tọa đàm. 

Bình đẳng giới (BĐG) là 1 khái niệm dường như đã khá quen thuộc trong xã hội ngày nay. Tôi chắc rằng các anh, chị ở đây đã nghe,  thậm chí đã thuộc lòng 3 chữ bình đẳng giới. Tuy nhiên, trong xã hội ngày nay của chúng ta đã thật sự bình đẳng trong quan niệm về giới hay chưa? Mở đầu bài tham luận của mình, chị Phạm Thị Hương-Phó trưởng phòng Chăm sóc và Bảo vệ trẻ em, Phó Chủ tịch công đoàn sở đã chia sẻ như vậy. 

Theo chị Phạm Thị Hương: Bình đẳng giới là việc nam và nữ có vị trí, vai trò ngang nhau, được tạo điều kiện và cơ hội phát huy năng lực cho sự phát triển của cộng đồng, của xã hội, của gia đình và thụ hưởng như nhau về thành quả của sự phát triển đó. Bản chất của khái niệm này ko phải chúng ta thúc đẩy phụ nữ chống lại nam giới mà là nhằm hướng tới lợi ích về hai giới, và BĐG là nhằm cải thiện mối quan hệ của 2 giới theo chiều hướng tốt hơn, hiểu nhau hơn và dễ thông cảm với nhau hơn. BĐG là những ứng xử, khát vọng và nhu cầu khác nhau của phụ nữ và nam giới được cân nhắc, đánh giá và ủng hộ như nhau.

Buổi tọa đàm tại VP sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Ngãi.

Một số tham luận khác cũng đề cập đên những bất bình đẳng về giới trong quan hệ gia đình, trong việc thờ cúng, sinh con một bề đã tạo ra những hạn chế nhất định của phái nữ trong mối quan hệ giữa chồng và vợ, mẹ chồng nàng dâu và các mối quan hệ dòng tộc khác. 

Buổi tọa đàm cũng nêu ra chỉ tiêu tổng quát: Đến năm 2020, về cơ bản, bảo đảm bình đẳng thực chất giữa nam và nữ về cơ hội, sự tham gia và thụ hưởng trên các lĩnh vực chính trị, kinh tế, văn hóa và xã hội, góp phần vào sự phát triển nhanh và bền vững của đất nước.

Theo báo cáo, tại tỉnh Quảng Ngãi, Thường trực Ban Vì sự tiến bộ phụ nữ tỉnh (Sở Lao động- Thương binh và Xã hội)  phối hợp cùng các sở, ngành, hội đoàn thể tham mưu UBND tỉnh ban hành các văn bản chỉ đạo thực hiện công tác bình đẳng giới và vì sự tiến bộ của phụ nữ trên địa bàn tỉnh. Mục tiêu cụ thể đề ra: Có 7 mục tiêu và 22 chỉ tiêu cụ thể để thực hiện Kế hoạch hành động đến năm 2020 với kết quả tỷ lệ nữ tham gia các cấp ủy Đảng nhiệm kỳ 2015 - 2020: 569/3.131 người, chiếm tỷ lệ 18,2% (trong đó có 02 nữ tham gia Ban Thường vụ Tỉnh ủy).

Tỷ lệ nữ tham gia đại biểu Quốc hội: 04/7 người, chiếm tỷ lệ 54,1% (trong đó có 01 nữ Tỉnh ủy viên, Phó Trưởng Đoàn đại biểu Quốc hội). Tỷ lệ nữ tham gia HĐND các cấp nhiệm kỳ 2016 - 2021: 1.207/5.229 người, chiếm tỷ lệ 23,1% (trong đó có 01 nữ Ủy viên dự khuyết TW Đảng, Chủ tịch HĐND và 01 nữ Phó Chủ tịch HĐND tỉnh).

Ông Đinh Xuân Sâm - PGĐ, Bí thư Đảng ủy sở LĐ-TB&XH tỉnh Quảng Ngãi phát biểu tại buổi tọa đàm. 

Qua thực tế cho thấy, việc thực hiện chính sách đối với cán bộ nữ vẫn tùy thuộc vào điều kiện và sự quan tâm của lãnh đạo từng đơn vị, địa phương. Do vậy, khoảng cách giữa các kết quả đạt được trong công tác cán bộ nữ hiện nay là khá xa so với các chỉ tiêu của Kế hoạch hành động giai đoạn 2011-2020.

Tỷ lệ phụ nữ tham gia cấp ủy, quản lý, lãnh đạo trong hệ thống chính trị còn thấp, thiếu tính ổn định và bền vững, chưa đảm bảo chỉ tiêu tỷ lệ cán bộ nữ theo quy định của Trung ương, của Kế hoạch hành động đề ra; Công tác quy hoạch, đào tạo, bồi dưỡng, bổ nhiệm cán bộ nữ vẫn còn có những bất cập. Một số cơ quan, đơn vị có số lượng nữ đông (như Ngành Giáo dục, Ngành Y tế) nhưng chưa có cán bộ nữ giữ vị trí lãnh đạo chủ chốt, đa số cán bộ nữ lãnh đạo, quản lý được bố trí chủ yếu là cấp phó.


 


Đông Hải

CÙNG CHUYÊN MỤC
Xem theo ngày
Tin nên đọc
Báo dân sinh
Báo dân sinh
Báo dân sinh