Ở nơi dân cày hát hay như ca sỹ chuyên nghiệp
- Văn hóa - Giải trí
- 21:54 - 22/03/2015
- Bửu Sơn Tự - Ngôi chùa bằng đất sét độc nhất vô nhị
- Độc tấu piano của Cao Thanh Lan
- Ca sĩ Chế Thanh dùng âm nhạc để làm từ thiện
- Chương trình thế giới âm nhạc cho ngày Pháp ngữ
- Chuyện cảm động về vợ chồng mù chủ của mái ấm "Mây bốn phương"
- Nhạc sĩ Phú Quang tri ân các mẹ, các chị
- Khả Ngân và hot girl nhóm BB&BG nhảy cover nhạc Thái
Làng quê nghèo thành làng ca sỹ
Tháng 3, Tây Nguyên bước vào mùa gió, những cơn gió phóng túng và ào ạt như chính những con người nơi đây. Nhiều lần qua lại vùng đất này tôi cảm giác gió cũng là một “đặc sản” của vùng đất này. Có người ở tận bên kia bán cầu về đây cũng chỉ để cảm nhận gió Tây Nguyên. Mà gió ở làng ca sỹ dưới chân núi Langbiang này thì lại càng thi vị hơn, nó trườn qua những quả đồi vòng cung và không miên man như gió đồng bằng châu thổ. Cơn mưa lớt phớt vừa đi qua, đường về buôn Đăng Ya (xã Lát, huyện Lạc Dương, Lâm Đồng) xanh ngút ngàn bóng núi. Lâu rồi, trong tiềm thức của nhiều khách du lịch cũng như những người dân bản địa gọi buôn Đăng Ya là “Làng ca sỹ”.
Cái tên này như vận vào cuộc sống và mọi sinh hoạt của từng người dân. Lạ, cả buôn ai cũng có thể hát hay như ca sỹ. 5 năm trước thôi trong những đợt hội nghị hay lễ hội văn hóa của Lâm Đồng, cả buôn đã biến thành một ban nhạc độc đáo chưa từng có với trên 200 người. Lần đó, GS Trần Văn Hạ đã phải thốt lên đầy ngỡ ngàng rằng: Thật quý hóa quá. Cả làng đều có thể liên kết thành một ban nhạc khổng lồ được. Mà âm nhạc thì luôn hướng người ta đến cuộc sống đẹp đẽ hơn, diệu kỳ hơn. Có khi chân đang đạp trên nương rẫy, tay đang cần mẫn cày cuốc nhưng miệng họ vẫn không thôi hát những bài tình ca Tây Nguyên.
Như để minh chứng cho niềm tự hào với cái tên làng ca sỹ của mình. Đêm ấy, già làng Krich Pho hì hục gom một đống củi thắp sáng lên cả một góc làng. Rượu cần bày biện xung quanh. Đám trai tráng và nông dân trong buôn rầm rập kéo đến, họ mang trên mình những dụng cụ âm nhạc như; cồng chiêng, kèn sáo…Không ai bảo ai, cứ thế họ nhảy múa và say xưa hát đến quá nửa đêm. Giọng ca nào cũng hào sảng và vút cao. Krich Pho bảo; Cả làng mình ai cũng hát hết. Không hát nghĩa là không phải dân làng ca sỹ rồi. Mấy lần chúng tôi còn kiến nghị với chính quyền nên công nhận cái tên làng ca sỹ đấy. Từ lúc lên 5 tuổi những đứa trẻ đã được dạy hát những ca khúc mag đậm bản sắc Tây Nguyên rồi. Rừng có đó, rượu cần có đó, cồng chiêng có đó nhưng nếu không có tiếng hát thì làng này không còn ai nghĩ đến nửa.
Trên đường đi biểu diễn
Hôm ấy đã 23 giờ, nhưng đêm nhạc vẫn không thể rứt bởi những người già, người chị, người mẹ từ nương rẫy trở về, từ những mái nhà sàn đi ra vẫn muốn được thể hiện mình. Họ bảo, giọng ca được ngân lên thay cho tiếng chào đó là sự mến khách, sự lưu luyến và đó cũng chinh là cung cách sống tự thân có từ lúc sinh ra. Ka Ré, nhà có hai đứa con trong đội văn nghệ của huyện giải bầy: “Buôn mình ai cũng biết hát, giọng hát cao lên tận đỉnh núi Langbiang. Nhà mình có 5 ca sỹ”. Nói xong Ka Ré kiên quyết kéo chúng tôi về nhà. Chẳng cần tập luyện, chẳng cần cảm hứng, thấy khách đến là Ra Ông Ha Tiên (chồng Ka Ré) mang đàn ra gảy và say xưa hát như không hề biết mệt mỏi. Ha Tiên bảo; cách chào khách bằng tiếng hát là nét đẹp văn hóa của buôn mình. Kiêu hãnh lắm. Lần nào nhạc sỹ Trần Tiến, hay Nguyễn Cường vào làng cũng ngỡ ngàng đắm đuối khi thấy nông dân nào cũng hát. Đêm đó như ghe được tiếng đàn và giọng hát vọng ra từ nhà Ka Ré, ông K’Plin cũng hồ hởi chạy đến góp vui.
Nước suối Lạch rót “mật” vào giọng ca
Già làng K’Plin khẳng định, nếu không có nước từ con suối Lạch có lẽ những nông dân ở đây không thể có được giọng ca mượt mà đến thế. Ông bảo, cái ngọt ngào của dòng nước đã đã chuyển thể thành giọng hát rồi. Suối Lạch theo tiếng gọi của người dân tộc là Dà P’Lah. Những đứa trẻ sau khi sinh được một tuần người dân thưởng múc nước từ Dà P’Lah về tắm cho đứa trẻ rồi đun xôi lên cho nó uống 7 ngậm (với con trai), 9 ngậm (với con gái). Người ta mang một niềm tin bất biến rằng làm cách này thì những đứa trẻ có khiếu ca hát. Ha Tiên bộc bạch: “Có thể hơi kỳ lạ nhưng nhiều người không làm theo cách này, con họ lớn lên nói giọng không trong như tiếng chim, hát giọng không khỏe như con trâu rừng được. Bởi thế nên không ai có quyền báng bổ dòng suối Lạch cả. Xưa thế, bây giờ và mai sau cũng vẫn thế”.
Ca sĩ Bonneur Trinh
Ka Jan Phin, một ca sỹ khá ấn tượng và nổi danh ở Lâm Đồng suốt gần 10 năm qua thổ lộ; Lạ lắm. Có những khi giọng hát yếu và bớt truyền cảm mình ra con suối Lạch múc nước về uống và nấu cơm ăn suốt một tháng ròng thế là giọng ca lại vút ca trở lại thôi.
Nhiều người khác trong làng ca sỹ khẳng khái, quả quyết rằng; nếu không có trên 100 lần tắm nước suối Lạch, uống nước từ suối Lạch thì làm sao có được cơ thể cuồn cuộn săn chắc và một giọng ca cao vút lên đến thế được. Nước suối Lạch cứ như rót mật vào giọng ca của những nông dân ở đây vậy. Nhiều người con của bản làng này đi làm ăn xa đối khi quay về cũng chỉ đẻ ngắm suối Lạch, uống nước Lạch cho đỡ nhớ. Với những người già thì đôi khi ra đó để nhớ nhung, để hoài niệm về thời trẻ mà họ đã hừng hực say mê ca hát bên dòng suối này.
Niềm tin kỳ lạ từ bảy con ve sầu
Nước suối Lạch huyền bí là thế. Nhưng trong ý nghĩ của những người dân làng ca sỹ, nó mới chỉ làm nên một nửa giọng ca của họ. Còn có sự góp mặt của ve sầu nữa. Bất kể đứa trẻ nào ở làng này khi bước qua tuổi lên 5, sẽ được người lớn vào rừng săn bảy con ve sầu về cà lên cổ, lên môi đứa trẻ. Họ nghĩ rằng cách làm này giúp cho thanh quản đứa trẻ phát triển tốt hơn, không mắc các bệnh về họng. Sau khi cà những đứa trẻ này sẽ phải ôm bảy con ve sầu cả buổi để có thể quen mùi nhau.
Sau đó mang đi nướng chín và cho chúng ăn. Ka Tuyết, đội văn nghệ của buôn tâm sự; xưa kia, ai cũng phải được ăn ve sầu hết. Con ve sầu phải được săn bắt vào những ngày nắng đẹp. Nếu bắt ve sầu vào ngày trời mưa hay ẩm ướt thì cũng có nghĩa rằng giọng ca của người thưởng thức con ve sầu không vút cao và truyền cảm được, hơi sẽ yếu đi rất nhiều.
Trước khi đi bắt ve những người đi bắt phải tắm rửa sạch sẽ bằng chính nước từ suối Lạch. Họ nghĩ, một con ve sầu bé nhỏ mà có thể kêu lên ngân vang suốt cả những ngày hè nên cho trẻ con ăn những chú ve này chất giọng của họ cũng như ve. Ông Rơ Ông Ha Long, một trong những người thường xuyên đi săn ve sầu cho các ca sỹ trong làng ăn tâm sự; Ồ! Ve sầu cũng phải có kỹ năng săn đấy. Con ve phải còn nguyên vẹn, không gẫy cánh kia. Mà phải tìm những con tiếng kêu không khè khè, không đục. Hơn nữa, ve phải được bắt từ những khu rừng còn nhiều chim muông. Vì có nhiều chim muông chứng tỏ con ve đó nó kêu hay nên chim mới quần tụ về ở.
Từ xưa đến nay, trước khi cho trẻ ăn ve sầu, các thầy cúng phải ra thông báo với Yàng (trời) từ đây làng sẽ có thêm một giọng ca mới. Trong buổi lễ cúng này các thầy mo sẽ khấn; Ơ Yàng, Yàng hãy cúi nhìn và nhận mặt thêm một đứa con ưu tú.